w3 l0v3 10a1 - trường trung học phổ thông lộc thành
Chào mừng bạn đến vs 4r lớp mình !
Hãy đăng kí làm thành viên nhé !!!
Nhớ đọc kĩ quy định 4r trước khi đăng kí vào diễn đàn đấy !!!

w3 l0v3 10a1 - trường trung học phổ thông lộc thành
Chào mừng bạn đến vs 4r lớp mình !
Hãy đăng kí làm thành viên nhé !!!
Nhớ đọc kĩ quy định 4r trước khi đăng kí vào diễn đàn đấy !!!

w3 l0v3 10a1 - trường trung học phổ thông lộc thành
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

w3 l0v3 10a1 - trường trung học phổ thông lộc thành

♫•♫•♪•nƠi gi@0 £ưu, chi@ s, ngôi nhα` chÜng củα tập thể 10@1, tπung hỌc phỔ thÔng £Ộc tH@nh` ♥•♥•♥
 
Trang ChínhFacebook lớpyoutubeLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
AL (1173)
[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_left[Văn mẫu] Chí Phèo Voting_bar2[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_right 
casau_kute_lovea1 (670)
[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_left[Văn mẫu] Chí Phèo Voting_bar2[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_right 
p3m3o_l0ve_a1 (662)
[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_left[Văn mẫu] Chí Phèo Voting_bar2[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_right 
admin (441)
[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_left[Văn mẫu] Chí Phèo Voting_bar2[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_right 
heocool (349)
[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_left[Văn mẫu] Chí Phèo Voting_bar2[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_right 
...s0c0la_l0ve!!!... (346)
[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_left[Văn mẫu] Chí Phèo Voting_bar2[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_right 
p3h30_l0v3a1 (322)
[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_left[Văn mẫu] Chí Phèo Voting_bar2[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_right 
vinhbietemyeu (306)
[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_left[Văn mẫu] Chí Phèo Voting_bar2[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_right 
>>0nlyl0v3<< (201)
[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_left[Văn mẫu] Chí Phèo Voting_bar2[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_right 
@kunkun@ (159)
[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_left[Văn mẫu] Chí Phèo Voting_bar2[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_right 
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Facebook of lớp mình
[Văn mẫu] Chí Phèo Icon_minitimeby p3h30_l0v3a1 Mon Jul 15, 2013 4:49 pm

» Bài tập ôn thi Tốt nghiệp môn Tiếng Anh
[Văn mẫu] Chí Phèo Icon_minitimeby AL Sat Apr 13, 2013 7:38 pm

» ren luyen tri nho sieu dang
[Văn mẫu] Chí Phèo Icon_minitimeby AL Thu Sep 06, 2012 10:16 pm

» 800 câu hỏi trắc nghiệm và đáp án hóa học
[Văn mẫu] Chí Phèo Icon_minitimeby AL Thu Sep 06, 2012 10:14 pm

» BT ĐỘNG LỰC HỌC VẬT RẮN
[Văn mẫu] Chí Phèo Icon_minitimeby AL Thu Sep 06, 2012 10:02 pm

» 100 BÀI TOÁN HHKG (THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI)
[Văn mẫu] Chí Phèo Icon_minitimeby AL Thu Sep 06, 2012 9:54 pm

» [Long fic ] Cô Dâu Tỷ Phú
[Văn mẫu] Chí Phèo Icon_minitimeby @kunkun@ Mon Sep 03, 2012 6:41 am

» Hướng dẫn sử dụng Mod Thú Nuôi trong 4rum
[Văn mẫu] Chí Phèo Icon_minitimeby AL Sun Sep 02, 2012 12:34 pm

» Thông báo về cấp bậc trong forum
[Văn mẫu] Chí Phèo Icon_minitimeby AL Sun Aug 26, 2012 10:59 pm

» phút cô đơn em lặng lẽ mỉm cười
[Văn mẫu] Chí Phèo Icon_minitimeby p3h30_l0v3a1 Sat Aug 25, 2012 2:04 pm

» Ý kiến của Vinhbitemyeu
[Văn mẫu] Chí Phèo Icon_minitimeby vinhbietemyeu Sun Aug 19, 2012 9:03 am

» ly do cho mot tinh yeu
[Văn mẫu] Chí Phèo Icon_minitimeby p3h30_l0v3a1 Tue Aug 14, 2012 4:13 pm

Most active topic starters
admin
[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_left[Văn mẫu] Chí Phèo Voting_bar2[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_right 
AL
[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_left[Văn mẫu] Chí Phèo Voting_bar2[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_right 
p3h30_l0v3a1
[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_left[Văn mẫu] Chí Phèo Voting_bar2[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_right 
p3m3o_l0ve_a1
[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_left[Văn mẫu] Chí Phèo Voting_bar2[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_right 
...s0c0la_l0ve!!!...
[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_left[Văn mẫu] Chí Phèo Voting_bar2[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_right 
casau_kute_lovea1
[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_left[Văn mẫu] Chí Phèo Voting_bar2[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_right 
heocool
[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_left[Văn mẫu] Chí Phèo Voting_bar2[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_right 
bonbon
[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_left[Văn mẫu] Chí Phèo Voting_bar2[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_right 
>>0nlyl0v3<<
[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_left[Văn mẫu] Chí Phèo Voting_bar2[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_right 
Nhoxsun'
[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_left[Văn mẫu] Chí Phèo Voting_bar2[Văn mẫu] Chí Phèo Poll_right 
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm

 

 [Văn mẫu] Chí Phèo

Go down 
Tác giảThông điệp
AL
Baby lev.1
Baby lev.1
AL


Thú nuôi : Mảnh Hổ
Warn
[Văn mẫu] Chí Phèo Left_bar_bleue0 / 1000 / 100[Văn mẫu] Chí Phèo Right_bar_bleue

Ghi chú : I don't care .
Nam Tổng số bài gửi : 1173
Điểm đạt đc : 17469
Được cảm ơn : 33
Join date : 23/04/2011
Age : 29
Đến từ : lop 10a1

[Văn mẫu] Chí Phèo Empty
Bài gửiTiêu đề: [Văn mẫu] Chí Phèo   [Văn mẫu] Chí Phèo Icon_minitimeSat Dec 17, 2011 4:13 pm

Mở Bài
+Nam Cao là một trong những cây bút xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 30-45
+ Sự nghiệp sang tác của Nam Cao trước CM tháng 8 tập trung vào 2 mảng đề tài là người nông dân nghèo và trí thức tiểu tư sản nghèo
+Tác phẩm Chí Phèo là một thành công của Nam Cao viết về người nông dân nghèo.Thông qua hình tượng nhân vật Chí Phèo Nam Cao đã khắc hoạ bức chân dung của người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát.Kết cục tha hoá lưu manh hoá tất yếu như một sự giải thoát
Thân Bài
(*)Trước khi gặp TN
--Tuổi ấu thơ
+ Không cha,không mẹ,không họ hang thân thích
+Lớn lên nhờ sự cưu mang của dân làng
èTuổi thơ bất hạnh tủi nhục
--Trưởng thành
+Làm anh canh điền cho nhà Lý Kiến(khỏe mạnh sống bằng thể chất ..)
+Bị mụ 3 của bá Kiến bắt làm trò mờ ám Chí Phèo vừa sợ vừa nhục
èMột con người giàu lòng tự trọng
Dẫn chứng “20 tuổi người ta không phải là đá,cũng không phải toàn là xác thịt.Người ta không thích cái gì người ta khinh”
——>Cuộc đời Chí trước khi ở tù là một cuộc đời nghèo khổ,tủi nhục nhưng lương thiện
--Sau khi ra tù
Cả nhân hình và nhân tính đều thay đổi
(-)Nhân hình
+Mọi người không nhận ra
+Trông hắn như thằng săng đá(Cái đầu trọc lốc,răng cạo trắng hớn,mặt câng câng,hai mắt gườm gườm)
(-)Nhân tính
+Uống rượu rồi say khướt. Đến nhà Bá Kiến ăn vạ
+Rạch mặt, đập đầu,chem. giết.giật cướp,doạ nạt,liều lĩnh
+Bỗng chốc trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến
èèVới hình tượng Chí Phèo.Nam Cao đã nêu lên một hiện tượng phổ biến,có tính quy luật ở nông thôn Việt Nam.Những lao động lương thiện bị đẩy vào đương cùng và họ đã phải quay lại đáp trả bằng chính con đường lưu manh để tồn tại.Trước Chí Phèo đã có Năm Thọ,Binh Chức.Liệu sau khi Chí Phèo chết điều đó có thể chấm dứt.Thật khó có thể nói trước được với cái xã hội “quần ngư tranh thực” người ăn thịt người này…
(Có thể nói qua về nhà tù thực dân.Nơi mà chỉ tiếp nhận những anh chàng ngây ngô hiền như cục đất để rồi nhào nặn con người ta thành những kẻ đầu bò đầu bướu.Quả là trái với quy luật tự nhiên.Liên hệ chi tiết Chí Phèo được sinh ra bên lò gạch.Phải chăng đây là chi tiết tài tình của Nam Cao:” Lò gạch đúc ra những viên gạch thì nhà tù đó chẳng khác nào cái lò và viên gạch ở đây không phải ai khác chính là Chí Phèo”)
Nếu như dừng ở đó thì Nam Cao cũng không hơn gì các nhà văn hiện thực phê phán trước đó.Nhưng cái hay cái tài tình của ông là đã rọi ánh sang vào những tâm hồn đã tha hoá đã nhơ bẩn ấy để thấy rằng trong Chí vẫn còn chút lương tri.Nhưng Nam Cao rọi thế nào ???Chỉ có tình yêu mới thức tỉnh được con quỷ dữ ấy.Và phải chăng tình yêu là một thứ gì đó hết sức thiêng liêng.Nó dường như đã cảm hoá được con quỷ dữ của làng Vũ Đại…
(*)Sau khi gặp Thị Nở
+Vẫn như bao ngày,Chí Phèo vẫn say,hắn ăn trong lúc say. Ăn vạ trong cơn say,thậm chí ngủ cả trong say.Và say chính trong lúc say.Có lẽ cuộc đời của Chí cứ mãi tuột dài trên con dốc thăm thẳm đó nếu không có bàn tay chăm sóc của Thị Nở ngăn lại ….
+Chí Phèo say sưa trở về túp lều của mình,thấy Thị Nở nằm hớ hênh.Vậy là cuộc tình khốn khổ ******** của 2 người đã xảy ra
+Nếu như Thị Nở ban đầu chỉ làm cho bản năng sinh vật của một người đàn ông trỗi dậy thì ngay sau đó.Sự chăm sóc quan tâm mộc mạc,chân tình của Thị đã đánh thức cái lương thiện trong người Chí
+Lần đầu tiên Chí tỉnh trong suốt bao năm qua.Hắn còn cảm nhận được tiếng người qua lại kháo nhau giá vải hơn kém.Tiếng anh gõ mái chèo đuổi cá.Tiếng chim hót ríu rít.
+Đặc biệt hắn cảm nhận được ánh nắng bên ngoài rực rõ trong khi bên trong túp lều mới chỉ hơi tờ mờ
+Hắn nghĩ đến mình
Quá khứ:Từng mơ ước:Chông quốc muớn cầy thuê,vợ dệt vải,chúng lại bỏ một con lợn nuôi làm vốn liếng.Khá giả mua giăm ba sào ruộng làm
Hiện tại :Thấy mình già nua và cô độc
Tương Lai: Đói rét, ốm đau và cô độc (cái này còn sợ hơn cả đói rét ốm đau)
+Lúc Thị Nở mang cháo hành(tâm trạng Chí Phèo: mắt ươn ướt,vui buồn, ăn năn)
(Làm rõ chi tiết bát cháo có ảnh hưởng sâu sắc trong nội tâm của Chí Phèo trong thời điểm này)
+Chí bắt đầu suy nghĩ rằng Thị có thể làm lành với hắn thì tại sao người khác lại không?Hắn muốn mọi người chấp nhận hắn vào thể giới của loài người.Thế giới của người lương thiện .Phải chăng tình yêu của Thị Nở đã mở đường cho hắn có những khát khao cháy bỏng trở về đúng nghĩa với một con người.
+Hắn cảm nhận được tình yêu và nhớ về bà 3.Người đàn bà cũng quan tâm đến hắn nhưng chỉ để thoả mãn dục vọng chứ yêu đương gì!(Trích:”Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp chân thôi à”)
+Nhưng tội nghiệp thay cho Chí Phèo.Hắn cầu cứu vào Thị Nở thì khác nào người chết đuối vớ phải mảng bèo.Thị là một người đàn bà u mê,dở hơi. Ăn nằm với Chí 5 ngày rồi bỗng đột nhiên về hỏi bà cô và ả đã mang hết những gì bà cô nói tát hết vào mặt Chí Phèo.
+Chí Phèo sửng sốt,gọi lại .Chí đuổi theo nắm lấy tay
+Cuộc đời Chí Phèo là một bức tường cao,dày đặc chỉ có duy nhất một lối thoát nhưng bà cô của Thị Nở đã đứng đó và chặn lại.Chúng ta cũng không thể trách bà cô được.Vì bà cũng như bao người dân làng Vũ Đại đã quen coi Chí là tên lưu manh rồi. Hôm nay linh hồn của hắn trở về nhưng không ai nhận ra
+Chí Phèo rơi vào nỗi đau đớn tuyệt vọng.Hắn bị cả cái xã hội kia ruồng bỏ.Hắn uống rượu nhưng sao càng uống càng tỉnh ra.Hơi cháo hành ở đâu bỗng nhiên trở về.Hắn càng thấm thía nỗi đau.Rồi ôm mặt khóc rưng rức
(Bi kịch xảy ra.Có thể nói về bi kịch của Chí rất nhiều nhưng có vẻ bi kịch cuối truyện là bi kịch lớn và mang tính gay gắt nhất.)
+Hắn hằn học đòi giết bà cô Thị Nở nhưng lại vác dao tới nhà Bá Kiến
(Có thể coi đây là một tình tiết thiên tài của nhà văn Nam Cao)
Trong tièm thức thì kẻ thù của Chí Phèo vẫn là Bá Kiến.Chí Phèo giết Bá Kiến rồi cũng dung dao kết liễu đời mình
+Câu hỏi cuối bài: “Ai cho tao lương thiện” là câu hỏi làm day dứt người đọc .Qua hình tượng Chí Phèo Nam Cao đã gián tiếp đặt ra câu hỏi to lớn ấy. Đó là vấn đề mang ý nghĩa xã hội,có tầm vóc lớn lao
Kết Bài
+Câu truyện kết thúc bằng một cái kết đầy bi thương nhưng là tất yếu.Tất yếu của cái xã hội thực dân phong kiến xấu xa , đen tối đã không cho con người ta sống, mà chừng nào nó còn tồn tại thì còn những con người bị lưu manh hóa, còn những "Chí Phèo con" bên lò gạch bỏ hoang.
+Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, cách kể chuyện cô đọng, dồn nén, Nam Cao đã khiến cho người đọc bao thế hệ sẽ mãi không thể quên "Chí Phèo". Bởi nó là hình ảnh tố cáo mạnh mẽ nhất cái xã hội xấu xa, đen tối ấy.
+ Ông đã cho người đọc thấy cái bi kịch thóng khổ nhất của người nông dân-- đó không phải chỉ là nỗi nghèo khổ vật chất mà còn là nỗi đau tinh thần, nỗi đau bi tước đoạt quyền sống, quyền làm người lương thiện, tưởng chừng như rất đỗi giản đơn, bình dị mà vô vọng


Chí Phèo là tác phẩm hay nhất của nhà văn Nam Cao viết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Thông qua hình tượng nhân vật Chí Phèo Nam Cao đã khắc hoạ bức chân dung của người nông dân bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát. Kết cục tha hoá lưu manh hoá là tất yếu như một sự giải thoát. Qua nhân vật Chí Phèo nhà văn đã mang đến cho người đọc những giá trị nhân văn sâu sắc mà mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể nào quên.
Chí Phèo xuất hiện lần đầu tiên trước mắt người đọc không phải bằng xương bằng thịt mà là bằng tiếng chửi "hắn vừa đi vừa chửi". Đó là một tiếng chửi vật vã, đau đớn của một thân phận con người ít nhiều nhận thức được bi kịch của chính mình. Chí "chửi đời, chửi trời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn". Chửi cũng là một cách để giao tiếp nhưng đớn đau thay đáp lại tiếng chửi của Chí Phèo là một sự im lặng đến rợn người. Chí đã bị đánh bật ra khỏi cái xã hội loài người. Xã hội mà dù sống trong nó Chí cũng không còn được xem là con người nữa.
Lật lại trang đời của Chí, người đọc không sao cầm được nước mắt trước một hoàn cảnh đáng thương. Ngay từ khi mới ra đời Chí đã bị bỏ rơi bên cạnh chiếc lò gạch cũ giữa một cánh đồng mùa đông sương trắng. Rồi Chí được dân làng nhặt về nuôi nấng. Tuổi thơ của anh sống trong bất hạnh, tủi cực "hết lang thang đi ở cho nhà người này lại đi ở cho nhà người khác, năm 20 tuổi thì làm canh điền cho nhà Bá Kiến". Đây là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của Chí, bởi đó là quãng đời lương thiện, quãng đời tuổi trẻ nhiều mộng đẹp. Chí giàu lòng tự trọng, biết ghét những gì mà người ta cho là đáng khinh. Bị con mụ chủ bắt làm điều không chính đáng, Chí vừa làm vừa run, thấy nhục hơn là thích. Chí cũng như bao con người khác, anh cũng có ước mơ giản dị:"có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc muốn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm". Đó chính là một ước mơ lương thiện. Nhưng đớn đau thay, cái xã hội bất lương ấy đã bóp chết cái ước mơ đó của Chí khi còn trứng nước. Một cơn ghen vu vơ của lão cáo già Bá Kiến đã đẩy anh vào cảnh tội tù. Chính nhà tù thực dân đã tiếp tay cho lão cáo già biến Chí Phèo từ một anh canh điền khỏe mạnh thành một kẻ lưu manh hóa, một kẻ tội đồ.
Nhà tù thực dân đã vằm nát bộ mặt người của Chí, phá hủy cả nhân tính đẹp đẽ. Sau bảy tám năm ra tù Chí không còn là anh canh điền hiền lành như đất nữa. Trước mắt người đọc là một tên lưu manh với một nhân hình gớm ghiếc"cái đầu thì trọc lóc, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết... cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế". Cả cái nhân tính cũng bị xã hội tàn hại. Giờ đây là Chí Phèo say, Chí Phèo với những tội ác trời không dung thứ khi hắn bỗng dưng trở thành tay sai đắc lực cho lão cáo già Bá Kiến, quay ngược lại lợi ích của dân làng Vũ Đại, đối lập với nhân dân lao động cần lao. Từ một người nông dân hiền lành lương thiện Chí trở thành thằng lưu manh "con quỷ dữ của làng Vũ Đại". Đáng buồn thay, mới ngày nào chính dân làng Vũ Đại nuôi Chí lớn lên trong vòng tay yêu thương vậy mà nay Chí đã quay lưng lại với chính cái nơi mà hắn được yêu thương và chở che. Từ đây Chí sống bằng rượu và máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện: "Hắn đã đập nát biết bao nhiêu cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện". Hắn làm những việc ấy trong lúc say " ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say... đập đầu, rạch mặt, giết người trong lúc say để rồi say nữa say vô tận". Chưa bao giờ hắn tỉnh để thấy mình tồn tại trên đời bởi vì "những cơn say của hắn tràn từ cơn này sang cơn khác thành những cơn dài mênh mang". Nam Cao đã cho người đọc thấy một thực tế đau lòng về cuộc sống của nhân dân ta trước cách mạng tháng Tám. Đó chính là cuộc sống bị bóp nghẹt ước mơ và khát vọng, người nông dân bần cùng hóa dẫn đến lưu manh hóa. Một cuộc sống tối tăm không ánh sáng. Nhà văn xót thương cho nhân vật, cay đắng và đau đớn cùng nhân vật. Đây chính là vẻ đẹp của tấm lòng nhân đạo và yêu thương của nhà văn dành cho những kiếp người như Chí Phèo.
Nam Cao không trách giận Chí Phèo, ngòi bút của ông dành cho nhân vật vẫn nồng nàn yêu thương. Ông phát hiện trong chiều sâu của nhân vật là bản tính tốt đẹp, chỉ cần chút tình thương chạm khẽ vào là có thể sống dậy mãnh liệt, tha thiết. Sự xuất hiện của nhân vật Thị Nở trong tác phẩm có một ý nghĩa thật đặc sắc. Con người xấu đến "ma chê quỉ hờn", kỳ diệu thay, lại là nguồn ánh sáng duy nhất đã rọi vào chốn tối tăm của tâm hồn Chí Phèo thức tỉnh, gợi dậy bản tính người nơi Chí Phèo, thắp sáng một trái tim đã ngủ mê qua bao ngày tháng bị dập vùi, hắt hủi. Chính cuộc tình ngắn ngủi với Thị Nở trong một đêm trăng đã vô tình thắp lên ngọn lửa cuộc sống trong Chí. Lần đầu tiên trong cuộc đời Chí tỉnh dậy. Chợt nhận ra nơi căn lều ẩm thấp là ánh nắng ngoài kia rực rỡ biết bao, nghe được tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá trên sông, tiếng lao xao của người đi chợ bán vải... Những âm thanh ấy ngày nào chả có. Nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy. Chao ôi là buồn! Chính cuộc sống đã lay động trong tiềm thức xa xôi của Chí làm sống dậy ước mơ một thời trai trẻ :"có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc muốn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm". Rồi cũng trong cái phút giây tỉnh táo ấy, Chí Phèo như đã thấy "tuổi già của hắn, đói rét, ốm đau và cô độc - cái này còn sợ hơn đói rét và ốm đau". Phải chăng Chí đang hối hận và ăn năn những việc mà mình đã làm? Chẳng biết có phải hay không mà Chí thấy lòng buồn man mác. Và nếu như Thị Nở không qua, chắc là hắn đã khóc được mất.
Và rồi chính bàn tay ân cần của Thị Nở cùng với tình yêu của thị đã khơi dậy trong Chí phần người. Bát cháo hành chính là liều thuốc giải độc góp phần thức tỉnh phần người trong con quỷ dữ. Nhìn bát cháo bốc khói mà lòng Chí Phèo xao xuyến bâng khuâng. Hắn ăn cháo hành và lấy làm mãn nguyện vì vị ngon của nó. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời hắn được một tay người đàn bà cho. Trước đây chỉ toàn là giật cướp và dọa nạt. Thì nay chính bàn tay ân cần ấy và tình yêu ấy đã làm hắn thay đổi. Nhìn Thị hắn như muốn khóc, hắn cảm động và ngay trong chốc lát "Hắn cảm thấy lòng thành trẻ con, hắn muốn làm nũng với thị như làm nũng với mẹ... Ôi sao mà hắn hiền!". Cảm giác được yêu thương và chở che đã làm Chí trỗi dậy một tình yêu cuộc sống. Đó là giây phút Chí "thèm lương thiện và khát khao làm hòa với mọi người". Rồi đến khát vọng hạnh phúc với Thị Nở "hay là cậu sang đây ở với tớ một nhà cho nó vui". Từ một con quỉ dữ, nhờ Thị Nở, đúng hơn nhờ tình thương của Thị Nở, Chí thực sự được trở lại làm người, với tất cả những năng lực vốn có. Một chút tình thương, dù là tình thương của một con người dở hơi, bệnh hoạn, thô kệch, xấu xí,... cũng đủ để làm sống dậy cả một bản tính người nơi Chí Phèo. Thế mới biết sức cảm hóa của tình thương kỳ diệu biết nhường nào!
Nhưng, bi kịch và đau đớn thay, rốt cuộc thì ngay Thị Nở cũng không thể gắn bó với Chí Phèo. Chút hạnh phúc nhỏ nhoi cuối cùng vẫn không đến được với Chí Phèo. Và thật là khắc nghiệt, khi bản tính người nơi Chí Phèo trỗi dậy, cũng là lúc Chí Phèo hiểu rằng mình không còn trở về với lương thiện được nữa. Cánh cửa trở về với xã hội lương thiện, xã hội loài người vừa mở ra thì cũng là lúc đóng sầm lại ngay trước mắt Chí Phèo. Thị Nở như tia chớp rạch ngang bầu trời đêm đen của Chí Phèo vừa đủ để soi lên một niềm cảm thông cũng là lúc nó tắt ngấm giữa đêm đen cuộc đời Chí. Nói xa hơn, cái xã hội thực dân nửa phong kiến đó đã cướp đi của Chí quyền làm người và vĩnh viễn không trả lại. Nó đã tiêu hủy và đã bẻ gãy chiếc cầu nối Chí với cuộc đời.
Chí Phèo tìm đến rượu nhưng rượu không phải bao giờ cũng làm cho người ta say. Càng uống Chí càng tỉnh, càng tỉnh càng nhận ra bi kịch của cuộc đời mình. Chí đau đớn khi nghe thoang thoảng mùi cháo hành rồi Chí ôm mặt khóc rưng rức. Phẫn uất, Chí xách dao đi, định đến nhà Thị Nở. Trong ý định, Chí định đến nhà đâm chết con "khọm già", con "đĩ Nở" nhưng sự thức tỉnh ý thức về thân phận và bi kịch đã đẩy chệch hướng đi của Chí dẫn Chí đến thẳng nhà Bá Kiến. Hơn ai hết lúc này Chí hiểu ra rằng: kẻ đã làm cho mình phải mang lốt quỷ, kẻ đã làm mình ra nỗng nỗi khốn cùng này chính là Bá Kiến. Lòng căm thù đã âm ỉ bấy lâu trong con người của Chí, anh càng thấm thía tội ác kẻ đã cướp đi quyền làm người, cướp đi cả bộ mặt và linh hồn của mình. Chí Phèo đến nhà Bá Kiến với tư cách là một nô lệ thức tỉnh, đòi quyền làm người:Tao muốn làm người lương thiện -Ai cho tao lương thiện?
Đó là những câu hỏi vút lên đầy cay đắng và không lời giải đáp. Câu hỏi chất chứa nỗi đau của một con người thấm thía được nỗi đau khôn cùng của bi kịch cá nhân. Câu hỏi đánh thẳng vào bộ mặt của xã hội bất lương. Câu hỏi như cứa vào tâm can người đọc về một thân phận con người đầy đắng cay trong xã hội cũ. Và Chí Phèo cũng đã tự kết liễu cuộc đời mình sau khi kết liễu tên cáo già Bá Kiến. Cái chết bi thảm của Chí Phèo là lời kết tội đanh thép cái xã hội vô nhân đạo, là tiếng kêu cứu về quyền làm người, cũng là tiếng gọi thảm thiết cấp bách của nhà văn: Hãy cứu lấy con người! Hãy yêu thương con người!
Chí Phèo là một kiệt tác bất hủ bởi nó chứa đựng trong đó là tư tưởng, tình cảm lớn mang giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc mà người đọc rút ra được từ những trang sách giàu tính nghệ thuật của Nam Cao. Sự kết hợp giữa giá trị hiện thực sắc bén và giá trị nhân đạo cao cả đã làm cho tác phẩm Chí Phèo bất tử, mãi mãi có khả năng đánh thức trí tuệ và khơi dậy những tình cảm đẹp đẽ trong tâm hồn người đọc mọi thời đại.

Là một nhà văn luôn băn khoăn trăn trở về cách sống và cách viết, Nam Cao đã từng tuyên ngôn “Sống đã rồi hãy viết”.Một nhà văn muốn viết được nhân đạo trước hết phải sống cho nhân đạo bởi cuộc đời quyết định đến văn chương.Nam Cao luôn nhìn đời bằng đôi mắt của tình thương , đôi mắt của lòng nhân ái. Với cách nhìn đời này, Nam Cao bắt đầu cầm bút sáng tác.Trước Cách Mạng, Nam Cao viết về hai đề tài, đè tài người nông dân và đề tài người trí thức tiểu tư sản. Ở đề tài nông dân hay nhất, tiêu biểu nhất phải kể đến sáng tác đầu tay của Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo.Linh hồn của câu chuyện là nhân vật cùng tên được nhà văn miêu tả với một tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:Sinh ra là người nhung không được làm người, cả đời khao khát lương thiện ,cuối cùng trỏ thành kẻ bất lương.Thông qua bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của hắn nông dân Chí, ngòi bút Nam Cao bộc lộ là một ngòi bút nhân đạo, nhân văn, sâu sắc và cao cả.
Người ta thường nói bi kịch là một hoàn cảnh bi thảm, bi thương,bi đát nào đó, điều này không chính xác.Bi kịch vốn được hiểu là những khát vọng chân chính, cháy bỏng, mãnh liệt của một con người nhung không có điều kiện thực hiên trên thực tế, cuối cùng người mang khát vọng bị rơi vào kết cuc của một thảm kịch. Bi kịch là cuộc đáu trhắn dai dẳng, không khoan nhượng giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cao thượng và thấp hèn, giữa chính nghĩa và phi nghĩa.Trong cuộc sống thường ngày, thương nhật, bi kịch không diễn ra giữa các lực lượng xã hội đấu trhắn với nhau, trái lai nó là lực lưọng tinh thần trong đời sống tâm hồn của một con người , ví như nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, cả đời hắn khao khát lương thiện, cuối cùng trở thành kẻ bất lương , sinh ra là người nhưng không dược làm người, để rồi hắn chết trên con đường trở về lương thiện.
Cuộc đời con người là một chuỗi vân đọng liên hoàn mà chúng ta không thể phân tách hay chia cắt được.Tuy nhiên cuộc đời mỗi con người được hình thành bởi những điều kiện, hoàn cảnh . Ở những điều kiện lớn, hoàn cảnh lớn,bản chất con người mới được bộc lộ bởi nói như H.Balzac: “Bản chất của con người thường bị bánh xe của số phận che đậy, và khi lao vào bão tố, dù tốt hay xấu, tự nó bộc lộ.” Cuộc đời Chí Phèo tù lúc sinh ra đến lúc chết đi đươc chia làm hai chặng đường: chặng đường đầu tiên từ lúc Chí sinh ra đến năm hai mươi tuổi và sau khi ra tù.
Lai lịch Chí Phèo đươc mỏ ra trong câu chuyện là một đứa trẻ xám ngắt, đượcbọc trong một tấm váy đụp bên cạnh lò gạch bỏ hoang, được người thả ống lươn đem về trong một buổi sớm tinh sương.Lớn lên, Chí Phèo được cưu mang bởi những con người nghèo khổ,Chí Phèo đi ở hết nhà này cho đến nhà khác, từ bà goá mù cho đến ông Phó Cối.Quá khứ ấy không khiến Chí Phèo trở thành một đứa trẻ hư hỏng, trái lại, đến năm hai mươi tuổi, khi đi làm hắn chắn điền cho nhà lí Kiến, Chí Phèo vẫn giữ nguyên bản tính của một người nông dân thuần hậu.Cũng như biết bao người nông dân làng Vũ Đại, Chí Phèo ước mơ có được một cuộc sống bình dị bởi mơ ước của một con người phần nào bộc lộ bản tính của người ấy. Ở đây,Chí Phèo ước mơ có một cuộc sống nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ con lợn để nuôi, khá giả mua năm ba sào ruộng cấy.Mơ ước ấy chứng tỏ rằng hắn là một người nông dân thuần hậu, thậm chí làng Vũ Đại còn gọi hắn là người “lành như cục đất”.Ta còn thấy Chí phèo là một người trong sáng và trọng dhắn dự.Làm hắn chắn điền cho nhà lí Kiến, rồi một lần bị bà Ba Kiến gọi lên bóp chân,Chí Phèo chỉ thấy nhục, thấy sợ .Trái tim của Chí Phèo hai mươi tuổi đau còn là gỗ đá, Chí Phèo đã nhận thức đượcđâu là tình yêu chân chính, đâu là thói dâm ô. Bị gọi “đấm bóp cho bà 3 quỷ quái hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”. Như vậy, rõ ràng, đến đây ta có thẻ khẳng định hắn là một người nông dân thuần hậu, là người trong sáng và trọng dhắn dự nhưng xã hội ấy không cho Chí Phèo sống yên ổn với bản tính nông dân thuần hậu của hắn.Chí Phèo đang sống trong cái xã hội mà “Kiếp người cơm vãi cơm rơi- Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi.”, trong cái xã hội mà cạm bẫy người giăng giăng như mắc cửi thì những ngời hiền lành như Chí Phèo bao giờ cũng phải chịu thiệt thòi.Vì một cơn ghen bóng gió,Chí Phèo đã bị Bá Kiến tống vào ngục tù, con người xảo quyệt này sẵn sàng chà đạp lên cuộc đời người khác không thương tiếc, không ghê tay.Bắt đầu từ đây, Chí Phèo chuyển sang một trạng thái khác, một cuộc sống khác.Nhân đây cũng phải nói qua cái nhà tù, đây là nhà tù thực dân, đồng loã với lão Bá tha hoá Chí Phèo.Nhà tù này có bản chất xã hội trái hoàn toàn với bản chất xã hội của một nhà tù mà loài người đang mong đợi.Nhà tù này chỉ thu nạp tù nhân khi hắn ta còn lành như cục đát, vào nhào năn, đào tạo đến khi thánh con quỉ dữ thì thả họ ra.Nhà tù này tiếp tay cho lão Bá tha hoá Chí Phèo, nhà tù này đã biến hắn Chí “lành như cục đất” giờ đây ra tù...hãy nghe Nam Cao mô tả diện mạo của Chí Phèo lúc ra tù:”Caí đầu cạo trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm, ngực và tay chạm trổ đầy những hình rồng phượng, có cả một ông tướng cầm chuỳ.Trông Chí Phèo đặc như một tên săng đá”.Hình ảnh này đã làm tái hiện một Chí Phèo khác hoàn toàn, thay thế hắn nông dân thuần hậu ngày xưa giờ đây là một Chí Phèo sinh ra làm người nhưng không được làm người, hiền lành chân chất là thế giờ dây trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Đây là bi kịch đầu tiên của Chí Phèo bởi bi kịch là khát vọng chân chính, mãnh liệt của một con người nhưng không có điều kiện thục hiện trên thực tế , Chí Phèo cả đời khao khát lương thiện nhưng giờ đay thành kẻ bất lương mất rồi, thành con quỷ dũ mất rồi. Hình ảnh của Chí say rượu vừa đi vừa chửi hết sức buồn cười, phải chăng đằng sau sự lãm nhãm của hắn là tiếng kêu gào tuyệt vọng của sự thèm khát được giao tiếp với đồng loại. Trong cơn say hắn nhận ra được sự cô đơn khủng khiếp của 1 con người bị xh ruồng bỏ. “Hắn thèm được người ta chửi, chửi hắn có nghĩa là còn công nhận hắn là người”. Thế nhưng hắn cứ chửi, xung quhắn hắn là sự im lặng đáng sợ, hắn chửi rồi lại nghe: “ chỉ có 3 con chó dữ với 1 thằng say rượu”. Hắn đã bị từ chối quyền làm người tuyệt đối. Bản chất của hắn đâu phải là kẻ l/mhắn, nát rượu. Khi còn trẻ hắn đã “ao ước có 1 mái gđ nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn vợ dệt vải nuôi heo”. Mơ ước của hắn thật bình dị bằng sức lao động chân chính, cái hạnh phúc đơn sơ nhưng ấm cúng tình người tưởng chừng ai cũng có được nhưng với Chí lại quá xa vời. Giờ đây, hắn muốn sống trong cái Làng Vũ Đại “đầy bọn ăn thịt người không thắn” thì hắn phải gây gổ, cướp giật, ăn vạ, muốn thế hắn phải có gan, phải mạnh, thế là hắn mượn rượu để say như hủ chìm, như thế hắn sẽ làm “bất cứ điều gì người ta muốn hắn làm”, xh đã vằm nát bộ mặt người của hắn để hắn không còn được coi là c/người nữa “ai cũng tránh mỗi lần hắn đi qua”.
Trong cơn say rượu, Chí đã gặp TNở và họ đã ăn năm với nhau …. Sau khi tỉnh cơn say, hắn nhận được sự t/yêu c/sóc của TNở làm cho trong sâu xa t/hồn hắn lay động 1 tia chớp lóe sáng trong c/đ t/tăm dài dằn dặt của hắn và hắn nhận ra được tình trạng bi thương của số phận mình. “Hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có 1 lúc mà người ta k/thể liều lỉnh được nữa, bấy giờ mới nguy”, hắn tủi thân vì hắn nhận ra sự trơ trọi của chính mình. Đó những ân hận khi CP hiểu ra hắn đã làm quá nhiều điều tội lỗi, khốn nổi khi gây ra những điều này Chí triền miên trong những cơn say nên nào biết gì! TY của TNở làm cho hắn “bổng thèm lương thiện”, b/cháo hành đã đưa Chí rẽ vào bước ngoặc mới, b/cháo hành là biểu tượng của sự cảm thông y/t giữa những c/người cùng cảnh ngộ, nó mãi mãi đi vào c/s văn chương với tư cách là biểu tượng của CN nhân đạo. Hắn cảm động quá! cảm động vì lần đầu tiên hắn được ăn 1 thứ ngon như thế. Hơn nữa muốn có cơm ăn, rượu uống chí phải dọa, cướp giật. lần đầu tiên có người tự nguyện cho hắn ăn, đặc biệt hơn đó lại là đ/bà nên con quỹ dữ đã mềm ra thành từng giọt nước mắt. Cùng với những giọt nước mắt là Chí nghe được tiếng chim hót b/sáng, tiếng gõ mái chèo của người thuyền chày đuổi cá trên sông, tiếng trò chuyện của những người đi chợ sớm. Cái đẹp của tự nhiên, c/đẹp của l/đ chứa chan tình người, tất cả thật đ/sơ nhưng cũng thật gần gủi thân thiết, những âm thhắn này ngày nào cũng có nhưng đây là l/đầu tiên chí cảm nhận được. Giọt nước mắt của chí cùng những âm thhắn b/sáng đã làm nên 1 CP khác hẳn, có nghĩa là hắn chắn điền l/thiện năm nào đã sống lại. Đây là lần đ/tiên Chí tỉnh và lần đ/tiên nhận thức được t/lỗi, sự ân hận muộn màng nhưng dù sao cũng đáng ghi nhận. Đó là biểu hiện của sự làm lành “hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao” Chí m/muốn được mọi người bỏ qua cho tất cả. Thị Nở sẽ giúp hắn làm loại từ đầu, niềm khát khao mới người làm sao!.
TY của TNở làm cho hắn thức tỉnh và mở đường cho hắn trở lại làm người, nhưng thật trớ trêu, bà cô TNở đã đóng sầm cánh cửa lại, bà không cho cháu bà “đi lấy 1 thằng ăn vạ”. Cách nhìn của bà cũng chính là cách nhìn của Làng VĐ, linh hồn của Chí vừa trở về thì bị cự tuyệt, không ai nhận ra. K/vọng của Chí đã bị đã bị xh từ chối, điều này cũng dễ hiểu vì xh quen nhìn Chí trong bộ dạng quỹ dữ, k/thể chấp nhận một CP hiện lên với tư thế con người.
Sự từ chối của xh đầy định kiến, xh không độ lượng bao dung đón đứa con lạc loài trở về v/tay cộng đồng, hoàn cảnh đặt Chí trước 2 con đường để l/chọn: “hoặc sống làm q/dữ hoặc chết để k/định g/trị làm người”. Thực chất Chí chỉ có 1 con đường để đi, khi g/trị làm người thức tỉnh thì chí không thể làm quỹ dữ, đó chính là bi kịch thân phận con người không được quyền làm người.
Sự từ chối của TNở đã đóng sập cánh cửa hoàn lương của Chí. Lúc này hắn đã uống rất nhiều rượu “càng uống càng tỉnh ra” để thấm thía thân phận mình “hắn ôm mặt khóc rưng rức”. Trong cơn say Hắn xách dao ra đi, hắn lãm nhãm đến nhà Tnở để đâm chém nhưng bước chân lại tìm đi tìm “kẻ gây ra tình trạng tuyệt vọng cho đời mình”. Thực trạng này đòi hỏi chúng ta phải x/đ Chí say hay tỉnh? Nếu bảo hắn tỉnh thì k/thuyết phục vì ý thức của hắn không còn k/năng điều khiển hành vi, bảo hắn say cũng không thỏa đáng vì người say không thể biết đòi l/thiện “tao muốn làm người l/thiện” và biết rất rõ không ai cho hắn l/thiện, nghịch lý này là rượu đã làm cho thế giới t/thần hắn mụ mị đi, nhưng 1 bộ phận mà rượu k/thể làm tê liệt được là ý thức làm người, cho nên hđ đòi l/thiện là vô cùng tỉnh táo vì vậy Chí đã giết BK và tự hủy diệt mình.
Cái kết thúc thật rùng rợn vì máu chảy nhưng cũng thật nhân bản vì tội ác đã được trừng trị và g/trị làm người được khẳng định. Một CP tỉnh đã giết chết 1 CP say . CP bằng xương , bằng thịt đã chết nhưng còn lại trong lọng người đọc là CP đòi quyền sống , đang dõng dạc đòi làm người lương thiện. Như vậy, khi ý thức nhân phẩm đã trở về , CP không bằng lòng sống như trước nữa . Và CP chết trong bi kịck đau đớn , chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống . Đây khong thể là hành động lưu mhắn mà là sự vùng lên tuyệt vọng của người nông dân khi thức tỉnh cuộc sống.
Chí Phèo - một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ, một con người điển hình. Ở cuối tác phẩm, “đột nhiên thị thoáng thấy hiện ra một cái lò gạc cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người qua lại…”, chi tiết ấy muốn nói với chúng ta rằng, một ngày gần đây thôi,Thị Nở lại bụng mang dạ chửa vượt cạn giữa đồng không mông quạnh,giữa con mắt thờ ơ của người dân làng Vũ Đại,lai một Chí Phèo con xuất hiện. Điều này chứng tỏ rằng “Chí Phèo” không phải là bi kịch của một con người mà là bi kịch của người nông dân tồn tai trong lòng nông thôn trước Cách mạng tháng Tám. Mang đậm giá trị tố cáo rất cao, lên án giai cấp pk thống trị tha hoá, những bị kịch như vậy sẽ còn tiếp diễn
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/mathanvong_die/
AL
Baby lev.1
Baby lev.1
AL


Thú nuôi : Mảnh Hổ
Warn
[Văn mẫu] Chí Phèo Left_bar_bleue0 / 1000 / 100[Văn mẫu] Chí Phèo Right_bar_bleue

Ghi chú : I don't care .
Nam Tổng số bài gửi : 1173
Điểm đạt đc : 17469
Được cảm ơn : 33
Join date : 23/04/2011
Age : 29
Đến từ : lop 10a1

[Văn mẫu] Chí Phèo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Văn mẫu] Chí Phèo   [Văn mẫu] Chí Phèo Icon_minitimeSat Dec 17, 2011 4:14 pm

I.Tìm hiểu chung:
1.Đôi nét tìm hiểu thêm về tác giả tác phẩm:
Tác phẩm chí phèo được in thành sách năm 1941 ,lúc đầu nhà văn lấy tên là"Cái lò gạch cũ".Đây là hình ảnh xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng .Cái lò gạch ở đầu tác phẩm là nơi Chí phèo ra dờiddeer rồi phải sống kiếp người khổ cực,sinh ra mà không được làm người...và cái lò gạch lại xuất hiện trong ý nghĩ của Thị nở khi nhìn xuống bụng....thể hiện sự bế tắc trong tư tưởng nhà văn khi chỉ ra được bi kịch của người dân nhưng không giải quyết triệt để cái bi kịch ấy khiến con người rơi vào vòng luẩn quẩn.
Khi in lần 1 nhà xuất bản đổi tên là "đôi lứa xứng đôi"tập trung vào mối tình Chí Phèo -Thị Nở.Nhưng sự thực không có mối tình nào cả ...Thị Nợ chỉ đến với Chí Phèo 5 ngày và rồi lại để hắn chết trong đau đớn vật vã.Nhân vật Thị nở chỉ góp phàn tô đậm bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí.
Khi in trong tập luống cày nhà văn đổi tên là "Chí Phèo"-lấy tên nhân vật chính giống như 1 số tac phẩm khác của ông như:lão hạc...để nói rõ chủ đề của tác phẩm-tình trạng con người bị cướp di cả nhân hình nhân tính.Qua đó tố cáo xã hôi thực dân nửa phong kiến đã đẩy con người đến sự tận cùng của sự tha hóa .kết cấu tác phẩm không theo trình tự thời gian thông thường mà bắt đầu từ 1 đoạn đời nhân vật.
2.Tóm tắt :
Sống lương thiện, nghèo khổ: Ngày khi chào đờI, Chí Phèo bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ. Được dân làng nuôi, Chí Phèo lớn lên như một loài cây dạI, tuổI thơ hết đi ở nhà này lạI đi ở cho nhà nọ, tuổI thanh niên ra sức làm thân trâu ngựa cho nhà lí Kiến. Vì một chuyện ngờ ghen vớ vẫn lí Kiến đã nhẫn tâm đẩy Chí Phèo vào tù.
Bị tha hoá: Sau bảy, tám năm biệt tích, Chí Phèo trở về làng, hoàn toàn biến đổI nhân hình lẫn nhân tính, làm tay sai của bá Kiến và trở thành con quỷ của làng Vũ Đại. Anh sống triền miên trong những cơn say, không ý thức được hành động tàn ác của chính mình: Chí Phèo đã bị biến chất, tha hoá hoàn toàn.
Rơi vào bi kịch và vùng lên để thoát khỏI bi kịch: Cho nên khi Chí Phèo gặp thị Nở trong một cơn ốm và anh được thị Nở chăm sóc. Tình cảm chân thật của Thị Nở đã khơi dậy ý thức và lương tâm của Chí Phèo. Anh nghĩ rằng thị Nở cảm thông được vớI mình thì ngườI khác cũng có thể chấp nhận mình, nên mong được làm hoà vớI mọI người. Bản chất tốt đẹp của ngườI lao động trong Chí Phèo vốn tiềm tàng, nay có cơ hộI tỉnh thức, anh muốn làm ngườI lương thiện.
Chí Phèo lạI rơi vào bế tắc và thảm kịch xảy ra: Chí Phèo tha thiết muốn trở về vớI mọI ngườI, nhưng tất cả làng Vũ ĐạI đều sợ hãi và xa lánh anh. Thị Nở lạI “cắt đứt” vớI Chí Phèo. Anh lạI rơi vào tình thế hoàn toàn tuyệt vọng và bỗng nhận ra kẻ đã cướp quyền làm ngườI của mình là bá Kiến. Thảm kịch xảy ra : anh đâm chết bá Kiến rồI tự sát.
3.Chủ đề:
Khám phá số phận bi thảm của ngườI nông dân nghèo bị tha hoá trong xã hộI cũ và thể hiện tinh thần nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc.
II.Phân tích
1.Lưu ý:
Tha hoá : là biến đổI thành cái khác. Trong truyện Chí Phèo, tình trạng con ngườI bị tha hoá có thể hiểu ở hai phương diện. Một là không được sống như bản chất ngườI của mình: Chí Phèo vốn là một nông dân lương thiện mà phảI sống như một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Hai là những sản phẩm do mình tạo ra lạI trở thành xa lạ, thậm chí thù địch vớI chính mình: những ngườI nông dân như Chí Phèo đã xây dựng nên làng Vũ ĐạI cần lao và lương thiện, nhưng cái làng ấy không chấp nhận Chí Phèo quay về, thậm chí còn thù ghét và sợ hãi anh (khi Chí Phèo chết, cả làng cảm thấy mừng rở).
Bi kịch : ở đây chỉ con ngườI rơi vào một tình huống bi thảm, không lốI thoát, nhưng ngườI ta chỉ cảm thấy tình huống đó khi ý thức được. Chí Phèo tuy bị tha hoá từ lâu, nhưng trước khi gặp thị Nở, anh sống triền miên trong những cơn say và chưa thấy mình khổ, nghĩa là chưa thật sự có bi kịch nộI tâm. Cho đến lúc bị ốm, gặp thị Nở, Chí Phèo tỉnh ra, mớI ý thức được tình trạng tha hoá của mình và bi kịch bắt đầu diễn ra trong đờI sống nộI tâm của anh.
2.Phân tích cụ thể :
a.Giá trị tố cáo hiện thực – nhât vật bá Kiến:
Trong truyện Chí Phèo, Nam Cao có phân tích các quan hệ xã hộI nông thôn miền Bắc nước ta trước Cách mạng tháng Tám 1945. Quan hệ đó gồm hai mâu thuẫn :

Mâu thuẫn thường xuyên trong nộI bộ bọn cường hào, địa chủ thống trị. Bọn chúng như một đàn cá tranh mồi. MồI thì ngon và bè nào cũng muốn ăn, do đó, chúng luôn luôn rình cơ hộI để trị nhau, muốn cho nhau lụn bạI để cườI lên đầu lên cổ nhau. Mâu thuẫn khá phổ biến, gay gắt ngày có liên quan đến số phận những binh Chức, Năm Thọ, đặc biệt là Chí Phèo.
Mâu thuẫn giai cấp đốI kháng giữa bọn địa chủ cường hào thống trị vớI ngườI nông dân lao động bị áp bức bóc lột được tác giả tập trung thể hiện một cách sâu sắc.
Nhân vật tiêu biểu cho gia cấp thống trị là bá Kiến được Nam Cao vạch trần bộ mặt tàn ác, xấu xa của hắn. Đây là một tên cường hào cáo già trong “nghề” thống trị dân đen, được khắc hoạ qua những chi tiết ngoạI hình thật độc đáo, từ giọng quát rất sang, lốI nói ngọt nhạt đến cái cườI Tào Tháo. Bằng cách để nhân vật độc thoạI, tự phơi ra những tính toán, thủ đoạn, âm mưu thâm độc trong việc đàn áp, thống trị tầng lớp nông dân, tác giả đã lột trần bản chất gian hùng của bá Kiến : mềm nắn rắn buông, sợ kẻ cố cùng liều thân, bám thằng có tóc, một ngườI khôn ngoan thì chỉ bóp đến nửa chừng, ngấm ngầm đẩy ngườI ta xuống sông, nhưng rồI lạI dắt nó lên để nó đền ơn… Bản chất gian hùng ấy của bá Kiến tập trung đầy đủ trong cái cách đốI xử của hắn vớI Chí Phèo.
b.Giá trị nhân đạo – nhân vật Chí Phèo :
Trước hết, Chí Phèo là một sản phẩm của tình trạng áp bức bóc lột ở nông thôn nước ta trước Cách mạng tháng Tám 1945. Đó là hiện tượng ngườI lao động lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh dần dần bị tha hoá. Vì hờn ghen vớ vẫn. Lí Kiến đẩy anh canh điền vào nhà tù. Nhà tù thực dân đã tiếp tay lão cường hào thâm độc để giết anh chết phần “ngườI” trong con ngườI Chí Phèo, biến Chí thành Phèo, biến ngườI nông dân lương thiện thành quỷ dữ. Chi tiết kết thúc tác phẩm đầy ngụ ý, biết đâu lạI chẳng có một “Chí Phèo con” bước từ cái lò gạch cũ vào đờI để “nốI nghiệp bố” Hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hộI tàn bạo vẫn không cho con ngườI được sống hiền lành, tử tế, vẫn còn những ngườI dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tộI lỗi. Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo chính là vạch ra được cái quy luật tàn bạo, bi thảm này trong cái xã hộI tốI tăm của nông thôn nước ta thờI đó.
Nam Cao đã cho thấy tất ca nỗI thống khổ ghê gớm của nhân vật Chí Phèo. NỗI thống khổ đó không phảI là không nhà không cửa, không cha không mẹ, không họ hàng thân thích… mà chính là Chí Phèo bị xã hộI vằm nát cả một mặt ngườI, cướp đi linh hồn ngườI, phảI sống kiếp sống tốI tăm của con vật lạ. Đó chính là nỗI thống khổ của cá thể sinh ra là ngườI nhưng lạI không được làm ngườI và bị xã hộI từ chốI, xua đuổI. Tình trạng bi thảm này được tác giả minh chứng trong đoạn mở đầu giớI thiệu một chân dung, một tính cách “hấp dẫn”, vừa hé cho thấy một số phận bi đát. Dù say rượu đến điên khùng, Chí Phèo vẫn như cảm nhận thấm thía “nông nỗI” khốn khổ của thân phận mình. Anh chửI trờI, chửI đờI rồI chuyển sang chửI tất cả làng Vũ ĐạI, cuốI cùng anh chửI thằng cha con mẹ nào đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Không ai chửI lạI anh vì rất đơn giãn là không ai coi anh như con người.
Nam Cao có vài cái nhìn đầy chiều sâu nhân đạo khi đi vào nộI tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của những con ngườI khốn khổ. Chí Phèo đến vớI thị Nở trong một đêm trăng say rượu. Như điều kì diệu là thị Nở không phảI chỉ khơi dậy bản năng ở gã đàn ông say, mà lòng yêu thương mộc mạc chân thành, sự chăm sóc giản dị của ngườI đàn bà khốn khổ ấy đã làm thức tỉnh Chí Phèo. Trong tâm hồn tưởng chừng như chai đá thậm chí bị huỷ hoạI của Chí Phèo, phần bản chất lương thiện ngày thường bị lấp đi vẫn le lói một ánh sáng lương tri, sẽ bừng sáng lên lúc gặp cơ hội. Lúc được thị Nở chăm sóc, Chí Phèo thật sự ngạc nhiên vì xưa nay, nào có thấy ai tự nhiên cho cái gì, mà hắn phãi doạ nạt hay là giật cướp mớI có được. Lần đầu tiên khi tỉnh giấc, anh bâng khuâng nghe tiếng chim hót (…) tiếng cườI nói của những ngườI đi chợ, thì niềm ao ước có một gia đình nho nhỏ trỗI dậy trong lòng anh. Nam Cao viết : “… hắn có thể tìm bạn được, sao lạI chỉ gây kẻ thù ? (…) Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà vớI mọI ngườI biết bao!”
Còn thị Nở, một ngườI phụ nữ bị ngườI làng xa lánh như tránh một con vật nào rất tởm, khi được yêu thương thì tình yêu làm cho có duyên, chị biết lườm, biết thẹn thùng, tiếng “vợ chồng” thấy ngường ngượng mà thinh thích. Nam Cao tự hỏI : “Đó vẫn là điều mong muốn âm thầm của con ngườI khốn nạn ấy chăng?”
VớI một tình cảm nhân đạo sâu sắc, Nam Cao đã phát hiện phần sâu kín đang âm ỉ cháy trong tâm hồn của kẻ bị tha hoá là Chí Phèo, của kẻ u mê là thị Nở : họ luôn tha thiết mong được thương yêu. được cảm thông và được sống hoà nhập vớI mọI người.
Nhưng con đường trở lạI làm ngườI lương thiện vừa mở ra trước mắt Chí Phèo bị chặn đứng lại. Bà cô của thị Nở dứt hoát không cho cháu bà đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lạI đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ra ăn vạ. Bà ta cũng giống như mọI ngườI, quen coi Chí Phèo là “ con quỷ dữ” từ lâu rồi. Thế là Chí Phèo bị rơi vào một bi kịch tâm hồn đau đớn, bi kịch của con ngườI không được nhận làm người.
ĐỀ: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao để làm nổi bật giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
BÀI LÀM
Với Chí Phèo, Nam Cao đã xuât hiện trong văn học như một tác giả tiêu biểu nhất của văn học hiện thực phê phán 1940 -1945, thời kỳ mới đầy thử thách với dòng văn học đó. Cũng như các cây bút lớp trước, Nam Cao đặc biệt quan tâm thể hiện số phận khốn khổ trăm chiều của những người nghừo bị áp bức bóc lột đương thời. Có điều, trong cảm hứng “vạch khổ” hcugn của mọi nhà văn hiện thực, ngòi bút Nam cao có những khám phá riêng về số phận người lao động bị chà đạp. Hình tượng nhân vật Chí Phèo - một điển hình nghệ thuật bất hủ trong văn xuôi Việt Nam – đã thể hiện đầy đủ cái nhìn mới mẻ ,độc đáo, có chiều sâu cua Nam Cao trong việc thể hiện nỗi khổ của người cố nông.
Chí Phèo sinh ra không cha không mẹ, không họ hàng thân thích, không nhà cửa, không tấc căm dìu, cả đời không hề biết đến bàn tay chăm sóc của đàn bà nếu không gặp Thị Nở…Hắn ra đời trong một cái lò gạch cũ hoang, trong chiếc váy chụp; tuổi thơ của hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này đến đi ở cho nhà nọ, đến hai mươi tuổi thì làm canh điền cho nhà giàu…
Đó là cuộc đời khốn khổ của một kể thuộc hạng “cùng đơn cả dân cùng” ở nông thôn trước cách mạng. Nhưng nỗi khổ ghê gớm của Chí Phèo được ngòi bút Nam Cao tập trung thể hiện không phải ở những cái đó mà ở chỗ khác: người nông dân cùng hơn cả dân cùng ấy không được sống ngay cả một cuộc đời nghèo khổ nhưng lương thiện của mình, mà anh đã bị những thế lực đen tối cướp đi cả bộ mặt người cùng linh hồn để trở thành một con quỷ dữ, và bị loại khỏi xã hội loài người. Mở đầu truyện là hình ảnh hết sức sống động, đầy ấn tượng: Chí Phèo say rượu, vừa đi vừa chửi. Nhưng phải đằng sau tiếng chửi lảm nhảm của Chí Phèo, có cái gì như sự vật vã tuyệt vọng của một con người thèm khát được giao tiếp với đồng loại mà không thể được. Trong cơn say đến mất cả lí trí, con người khốn khổ ấy vẫn cảm nhận thấm thía “nông nỗi” của thân phận mình: đó là cái cô đơn khủng khiếp của một con người bị xã hội dứt khoát cự tuyệt,không được coi là người. Hắn thèm được người ta chửi vì chửi dù sao cũng là một hình thức giao tiếp, đối thoại, chửi lại hắn tức là còn thừa nhận hắn là người. Nhưng hắn cứ chửi, xung quanh vẫn cứ là “sự im lặng đáng sợ”. Chí Phèo vẫn có một mình trong sa mạc cô đơn: hắn cứ chửi rồi lại nghe, chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu!...
Thực ra đâu phải Chí Phèo vốn là kẻ lưu manh, nát rượu. Khi còn trai trẻ, anh canh điền nàh Bá Kiến ấy đã áo ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lơn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm, tức là mơ ước một cuộc sống hạnh phúc hết sức bình dị bằng lao động. Khi ấy, tuy còn rất trẻ trung, anh cũng phân biệt tình yêu chân chính và thói dâm dục xấu xa khi bị gọi lên bóp chân cho cái bà ba “quỷ quái”, anh chỉ thấy được nhục chứ không yêu đương gì! Nhưng bản chất lương thiện, trong tróng ấy của anh bị hủy hoại. Lão cường hào cào già Bá Kiến vì ghen tuông vu vơ đã cho giải Chí lên huyện rồi sau đó phải ngồi tù. Cái nhà tù thực dân ấy đã tiếp tay lão cường hào bắt giam anh Chí lương thiện, vô tội để thả ra một anh Chí Phèo hung ác, lưu manh, tức là đã biến một người lao động lương thiện thành một con quỷ dữ. Trở về làng Vũ Đại đầy bọn cường hào độc ác “ăn thịt người không tanh” đó, nều Chí Phèo hiền lành nhìn nhục thì càng bị đạp giúi xuống, không ngóc đầu lên được. Hắn sống thì phải gây gổ, cướp giật, ăn vạ. Muốn thế phải gan, phải mạnh. Những thứ ấy, Chí Phèo tìm rượu. Thế là Chí Phèo luôn luôn say, và hắn say thì hắn làm bất cứ điều gì người ta sai hắn làm. Chính xã hội ấy đã vằm nát bộ mặt con người, cướp đi linh hồn người của anh. Trở về làng lần này, Chí Phèo trở nên xa lạ với mọi người, là con quỷ của làng Vũ Đại, để tác quái cho bao nhiêu người dân làng…và thế là hắn không còn được mọi người coi là người nữa, ai cũng tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua.
Qua việc miêu tả hình tượng Chí Phèo, Nam Cao đã nêu lên một hiện tượng khá phổ biến, có tính quy luật ở nông thôn Việt Nam xưa: người lao động lương thiện bị xã hội đẩy vào chỗ cũng đã quay lại chống trả bằng con đường lưu manh để tồn tại. Trước Chí Phèo, làng Vũ Đại đã có chuyện Năm Thọ, rồi Binh Chức. Sau khi Chí Phèo, hiện tượng ấy chắc gì đã chấm dứt. Chi tiết kết thúc truyện (nghe tin Chí Phèo chết, thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và bỗng thấy thoáng hiện cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng không người qua lại…, có nhiều ý nghĩa: rất có thể, từ cái lò gạch cũ bỏ không, lại có một “hí Phèo con”ra đời để nối nghiệp bố..Điều chắc chắn là chừng nào còn bọn cường hào ức hiếp dân lành, không cho họ được sống, thì chừng đó còn những người lao động phải rơi vào con đường lưu manh để giành lấy miếng ăn, tức là bị hủy diệt nhân tính và bị xã hội cự tuyệt quyền làm người. Truyện Chí Phèo cho thấy cái qui luật tàn bạo đó trong xã hội cũ.
Tình trạng lưu manh hóa của Chí Phèo là một biểu hiện nỗi đau khôn cùng của con người sinh ra là người mà không được làm người. Có điều, khi Chí Phèo hầu như tê liệt về ý thức sống, sống mù tói trong kiếp sống không còn là người thì anh không cảm nhận rõ rệt nỗi đau thân phận bi đát đó của mình. Nhưng đến khi bản chất người lao động lương thiện trong Chí Phèo trở về, Chí Phèo bỗng thềm vô hanh được hòa với mọi người. Bị xã hội lạnh lùng cự tuyệt, Chí Phèo mới thật sự rơi vào một bi kịch đau đớn trong tâm hồn và dẫn đến thảm kịch.
Trong một cơn say rượu, cảm thấy bức rứt, ngứa ngáy da thịt, Chí Phèo đã gặp Thị Nởvà đã xông tới người đàn bà xấu xí đó một cách rất … Chí Phèo. Nhưng điều kì diệu là, nếu như lúc đầu, thị Nở chỉ khơi dậy bản năng sinh vật của gã đàn ông say rượu Chí Phèo, thì sau đó, sự chăm sóc giản dị đầy ân tình và tình yêu thương mộc mạc, chân thành cua thị Nở đã làm thức dậy bản chất lương thiện trong anh. Đoạn văn viết về sự thức tỉnh của linh hồn trong Chí Phèo sau lần gặp với thị nở là đoạn tuyệt bút, đầy chất thơ. Sáng hôm ấy, sau khi tỉnh dậy. Chí Phèo thấy lòng bâng khuâng mơ hồ buồn. Bên ngoài là tiếng chim hót vui vẻ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng cười của những người đàn bà đi chợ về…những âm thanh bình thường quen thuộc ấy bỗng trở thành tiếng
gọi của sự sống và lay động sâu xa tâm hồn. Cuộc gặp gỡ Thị Nở như một tia chớp trong cuộc đời tối tăm dằng dặt của anh. Anh bỗng nhận ra tất cả tình trạng của số phận mình. Tình yêu thương đã thức tỉnh anh, và linh hồn của anh bấy lâu nay đã bán cho quỷ để đổi lấy miếng ăn thì giờ anh đã trở về. Anh bỗng thẫy “Thèm” lương thiện, muốn làm hòa với mọi người biết bao! Tức là anh vô cùng khao khát được mọi người nhận anh trở lại vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Tình yêu của thị Nở đã mở đường cho anh Chí Phèo trở lại làm người. Câu trả lời của thị Nở đã quyết định số phận của anh.
Nhưng con đường trở lại làm người của Chí Phèo vừa được hé mở ra thì đã bị đóng sầm lại. Bà cô thị Nở không cho phép cháu bà đi lấy một thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ. Nhưng trách gì bà ta! Cách nhìn của bà ta cũng là cách nhìn của mọi người làng Vũ Đại lâu nay đối với Chí Phèo. Tất cả quen coi anh là quỷ dữ mất rồi. Hôm nay, linh hồn anh trở về nhưng không ai nhận ra. Thế là Chí Phèo lại rơi vào một bi kịch tinh thần đau đớn. Khi hiểu ra rằng xã hội dứt khóat cự tuyệt mình. Chí Phèo vật vã trong cơn đau đớn, tuyệt vọng. Hắn lại uống, lại uống…nhưng càng uống càng tỉnh ra để thấm thía nỗi đau vô hanh của thân phận mình. Rồi hắn ôm mặt khóc rưng rức cho đến khi uống say mêm và lại xách dao ra đi, lại vừa đi vừa chửi…như mọi lần. Nhưng lại khác hẳn mọi lần, trong cơn đau tuyệt vọng, Chí Phèo càng thấm thía tội ác của kẻ thù và tình trạng tuyệt vọng vô phương cứu chữa của đời mình. Anh đến trước mặt Bá Kiến, đanh thép kết án lão và giết chết lão, sau đó, anh tự sát. Anh không muốn sống nữa vì giờ đây, ý thức về nhân phẩm đã trở về, anh không thể sống kiểu lưu manh, sống như thú vật được nữa, nhưgn xã hội không cho anh sống cuộc sống của con người! Vậy thì anh phải chết! Anh đã chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc đời, khi cánh cửa cuộc đời đóng chặt trước anh. Chí Phèo chết quằn quại trên vũng máu tươi của mình, chết trong niềm đau thương tột cùng vì nỗi khát khao mãnh liệt, thiêng liêng của anh là được sống làm người đã không trở thành hiện thực. Câu hỏi cuối cùng của Chí Phèo “Ai cho tao lương thiện” là câu
hỏi chất chứ phẫn uất, đau đớn, còn làm ray rứt người đọc đên hôm nay.
Câu hỏi ấy đã cô đúc cả giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm một cách sâu sắc và thắm thía. Làm thế nào để con người được sống của con người trong cái xã hội tàn bạo ngột ngạt, vùi dập nhân tính ấy? Qua hình tượng Chí Phèo, ngòi bút nhân đạo Nam Cao đã đặt ra câu hỏi lớn ấy. Đó là một vấn đề có ý nghĩa xã hội lớn lao và đưa Chí Phèo lên những tác phẩm hay nhất có giá trị nhất trong văn học hiện đại
Nam Cao là một nhà văn của hiện thực. Ngòi bút của ông luôn luôn viết để “vạch khổ”, để ca ngợi những con ngưoiừ khổ “cùng đường” nhưng có thiên chất trong sáng. Mặc dù ngòi bút tả thực ấy hoạt động trong thời gian mà người ta cho rằng là “cái mốc” cuối của văn học hiện thực. Chí phèo đã ra đời trong hoàn cảnh ấy. Như một hiện tượng đột xuất khiến ai cũng phải ngỡ ngàng, kinh ngạc. Chí Phèo là một sự bứt phá, đỉnh cao chẳng những với toàn bộ sự nghiệp văn học của Nam Cao mà còn cả đối với nền văn xuôi hiện thực lại một lần nữa chói lòa trên đài văn chương, đánh dấu thời kỳ sinh ra nó trở thành thời kỳ huy hoàng mới, đỉnh cao hơn trước đây. Phải thừa nhận rằng, Nam Cao không thể xuất sắc được thêm nữa mà ông viết, viết để xây dựng nên “Chí Phèo” một chàng trai lương thiện đồng thời cũng là một con quỷ dữ.
Xây dựng nên hình tượng nhân vật Chí Phèo Nam Cao đã viết nên một khúc nhạc buồn, một bài ca về một cuộc đời bi kịch cứ nối tiếp bi kịch. Chí và cuộc đời Chí là đại diện của sự khổ đau đến tột cùng.
Sự đau khổ ấy có lẽ đã được báo trước bởi số phận của một đứa trẻ “tứ cố vô thân”. Ngay từ khi sinh ra, Chí đã bị vứt bỏ trong cái lò gạch cũ, “một anh đi thả ống lương gần một cái lò gạch bỏ hoang thấy hắn trần chuồng và xám ngắt trong một cái váy đẹp”. Như vậy cha mẹ hắn đã ngoảnh mặt đi để tuổi thơ của hắn gắn liền với cái danh không cha, không mẹ, một đứa con hoang tội nghiệp. Đó cũng là một nỗi chua xót của đời người khi sống mà không biết tổ tiên, gốc rễ. Một số kiếp bị ghẻ lạnh từ khi mới lọt lòng.
Chí lớn lên trong sự đùm bọc, cưu mang của nhiều người tốt bụng. Anh thả ống lương, bà góa mù, bác phó cối. Có lẽ nhờ sinh trưởng trong môi trường nông dân thuần túy mà Chí được thừa hưởng những phẩm chất tốt đẹp. Nếu biết trước được tương lai, thì có lẽ Chí đã biết rằng hai mươi năm đầu đời là hai mươi năm hạnh phúc.
Hai mươi năm đã là một anh trai hiền lành, chất phát có mơ ước bình dị, giàu lòng tự trọng và vô cùng lương thiện. Cho tới khi chỗ đựa cuối cùng là bác phó cối qua đời. Chí trở thành một kẻ không nơi nương tựa, phải đi bán rẻ sức lao động cho nhà Bá Kiến. Chính trong thời gian ấy, Chí đã bị Bà Ba “để ý”, bắt “bóp chân mà cứ đòi bóp lên trên, lên trên nữa”. Khi phải làm việc sai trái ấy, chí “ vừa làm vừa run”, và anh thấy nhục nhã, ghê tởm hơn là thấy thích. Điều này lại một lần nữa khẳng định tư chất ngay thẳng của Chí.
Không may cho anh, Bá Kiến đã phát hiện ra và nổi cơn ghen, rồi vô cớ đẩy Chí đi tù. Đó là mốc son quan trọng đánh dấu cuộc đời Chí đã sang trang khác. Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho bọn thống trị phong kiến để dồn ép những người dân khốn khổ tới “bước đường cùng”. Những hành hạ, đòn roi của nhà tù đã biến một con người lương thiện thành một kẻ lưu manh, côn đồ, và hơn thế là một con quỷ dữ” có hình hài “nửa người, nửa ngợm”.
Bằng ngòi bút sắc sảo, Nam Cao đã vẽ ra cho người đọc thấy chân dung, mới của Anh Chí – Chí Phèo. “Hắn về lớp này trông khác hẳn. Cái đầu trọc lốc, cái răng trắng hớn, cái mặt thì rất cơng cơng… “ Có người cho rằng “mặt mà câng câng” thì còn là mặt người, nhưng “cái mặt mà cơng cơng” thì không rõ đó là bộ mặt của con vật gì. Như vậy , Chí đã mất hẳn “nhân tính”, đâu còn là anh Chí khỏe mạnh, đẹp trai của ngày xưa. Cái mặt ấy đầy rẫy ngang dọc những vết sẹo, dấu tích của những lần ăn vạ, chém giết. Đời hắn là một cơn say dài vô tận, hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, chửi nhau, chém giết, cướp bóc cũng trong lúc say. Tới đây, Chí đã thực sự là một kẻ lưu manh, côn đồ, sẵn sàng nhúng tay vào tội ác. Đau xót hơn, nhiều kẻ đã lợi dụng sự u mê của Chí, sai khiến hắn làm những việc sai trái, kể cả giết người. bàn tay hắn đã từng “đập nát bao cảnh yên vui, làm đổ máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện”.
Chí đã bán linh hồn mình cho quỹ dữ, chỉ để lại cái thân xác khật khưỡng vì say rượu và hung hăng như con thú say máu. Chí mất hết cả nhân tính lẫn nhân tính.
Nhưng Nam Cao chưa dừng ở đó, cái đặc biệt đưa Chí Phèo lên hàng “kiệt tác” là ở đó, Nam Cao đã chú ý đào sâu vào nội tâm của Chí, đào sâu tới chỗ le lói ánh sáng trong sâu thẳm của tăm tối và u mê.
Chí là một con người lương thiện, giá mà con người ấy không bị bỏ rơi, giá mà Chí không bị đẩy đi tù, thì có lẽ, giờ đây Chí đã là một con người khác hoàn toàn. Chai ôi!
Có thể dễ dàng thấy được ấn tượng mạnh mẽ mà người đọc cảm nhận được đó là “tiếng chửi” mở đầu cho thiên truyện. Khó mà nói lên hết sự tài tình của Nam Cao khi cố ý dẫn dắt cho “tiếng chửi” mở đầu cả một tác phẩm lớn như thế. Nhưng đó cùng là một thủ pháp nghệ thuật trong cách nét của Nam Cao. Nhà văn để nhân vật xuất hiện trong tâm trạng điển hình nhất. Vừa gây sự tò mò cho người đọc, vừa làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm.
“Chí phèo vừa đi vừa chửi, cứ rượu xong là hắn chửi, bắt đầu hắn chửi trời, có hề gì trời có của riêng nhà nào, rồi hắn chửi đời, đời là tất cả nhưng chẳng là riêng ai, rồi hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại, nhưng mọi người ai cũng như rằng chắc nó trừ mình ra, tức mình hắn chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, nhưng cũng không ai đáp lại, thế có khổ cho hắn không. Cuối cùng hắn chửi đứa chết mẹ nào để ra thân hắn. Phải chăng đó chỉ là những câu chửi bâng quơ. Không, không phải vậy! làm sao những câu chửi bâng quơ lại văn vẻ, thứ tự như thế.
Tiếng chửi chính là phản ứng của y trước cuộc đời, thể hiện tâm trạng đầy bức bối, bi kịch của Chí. Chửi là để giải thoát sự tan nát, đau đớn. Đó là tâm trạng bất mãn cao độ của một con người đã bị làng xóm, xã hội gạt ra khỏi cộng đồng. Trong cơn say, hắn vẫn cảm thấy tuy mơ hồ mà thấm thía “nông nổi” khốn khổ của thân phận. Đó là “nông nỗi” không có người nào chịu chửi lại hắn. Có nghĩa là tất cả mọi người đã dứt khoát không coi hắn là người. Hoặc cũng có thể là bởi họ không chấp hay không muốn dây với một thằng say rượu, một kẻ lưu mạnh, mọt thằng cốcùng liều thân như Chí. Chửi lại hắn nghĩa là còn thừa nhận hắn là người là còn bằng lòng giao tiếp, đối thoại với hắn. Chí Phèo chửi cả làng là lũ vọng có ai đó chửi lại. Tiếng chửi là khao khát liên tục được phát đi nhưng chỉ gặp sự im lặng đáng sợ. Sự lạnh lùng đến nhẫn tâm của xã hội loài người đã khiến cho tâm hồn hóa đá của Chí Phèo cũng phải bật khóc. Chưa nói đến giao tiếp bình thường, chỉ chửi thôi, cách giao tiếp thô bỉ, hạ đẳng nhất người ta cũng không bằng lòng với chí. Họ đâu còn coi chí là người, trong mắt họ, Chí chỉ là một con vật ghê tởm, đáng sợ, cần phải tránh xa, với họ Chí không xứng đáng được nghe một câu chửi. Chỉ còn lại một mình Chí trong sa mạc cô đơn: “Hắn chửi rồi lại nghe”, “chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu”. Tiếng chửi bộc lộ sự bế tắc, cô đơn tột cùng của chí, đồng thời thể hiện đỉnh cao của tấn bi kịch, bị từ chối quyền làm người của Chí.
“Vạch khổ” cho ngưoiừ nông dân, Nam Cao không chọn những đề tài đã xưa cũ, mà chọn cho mình một con đường riêng, mọt phương diện riêng. Người nông dân bị xã hội tàn phá về tâm hồn, hủy diệt cả nhân tính, do đó bị phủ nhận giá trị, tư cách làm người. Nỗi thống khổ ghê gớm của Chí Phèo không phải là ở chỗ, tất cả cuộc đời người nông dân cố cùng này chỉ là một con số không tròn trĩnh. Không cha không mẹ, không họ hàng, thân thích, không tấc đất, cắm dùi, cả đời chưa từng được chăm sóc bởi bàn tay người đàn bà… mà chính là ở chỗ anh đã bị xã hội rách nát bộ mặt người, cướp đi linh hồn người, để bị loại ra khỏi xã hội loài người, phỉa sống kiếp sống tối tăm, thú vật. Phát hiện mới mẻ, độc đáo của Nam Cao còn cho chúng ta hiểu rằng: Cướp đi người khác bất cứ thứ gì cũng là tội ác, nhưng cướp đi con người hạnh phúc, ước mơ, bản chất lương thiện là tội ác dã man nhất, dã man hơn cả tội giết người.
Với chí Phèo, Nam Cao thực sự đã vượt trội hơn so với “Đàn anh Tắt Đèn – Ngô Tất Tố; “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan cũng khó mà so bì được với “Chí Phèo”, Bởi chăng, nếu Chị Dậu chỉ mất chó, mất con, thì Chí mất cả nhân hình lẫn nhân tính. Nếu chị Dậu chỉ chật vật, bôn ba vì sưu thuế, thì Chí mất cả quyền làm người. Nếu Chị Dậu tuy khổ cực nhưng vẫn còn được hàm xóm, láng giềng yêu quý, giúp đỡ thì Chí mãi mãi cô đơn vì bị hắt hủi. Chỉ vậy thôi, ta đã thấy “Chí Phèo” quả là “đứa con tinh thần” đắt giá, một hình tượng trên cả ngàn hình tượng. Nam cao là một thiên tài!
Nhân Vật Chí Phèo được ví như một con sông. Khô cạn. Cả cụoc đời con người ấy cũng trống rỗng, khô cạn như con sông ấy. Nhưng Nam Cao đã đem mưa đến, tưới mát cho tâm hồn Chí, dòng sông kia lại tràn đầy và Chí hồi sinh như những hạt giống nảy mầm. Đó là cuộc hội ngộ của Chí Phèo với Thị Nở. Thị Nở là một người đàn bà xấu đến ma chê quỷ hờn, mãi đến ba mươi tuổi vẫn ế chồng, tính cách thì dở hơi, lại có dòng dõi ma hủi. Ở người đàn bà này, hội tụ mọi sự bất hạnh của người phụ nữ. Vậy mà khi họ ăn nằm với nhau, mọi sự đã thay đổi. Đây là mốc son thứ hai thay đổi cuộc đời Chí.
Sau cuộc gặp gỡ, Chí Phèo bị ốm rồi được thị Nở chăm sóc. Lần đầu tiên, từ những ngày ở tù về, Chí thấy mình hoàn toàn tỉnh táo và cũng là lần đầu tiên anh nghe và nhận ra những âm thanh quen thuộc của cuộc sống đời thường : “Tiếng anh chài gò thuyền đuổi cá”, “tiếng chim hót trong lành”, “tiếng người nói xôn xao”.. và “lòng hắn mơ hồ buồn”. Chí như vừa mới được sinh ra, tâm hồn Chí còn non nớt như một đứa trẻ, lần đầu biết nghe, lần đầu biết cảm nhận và bộc lộ xúc cảm. Đây là một tâm trạng rất lạ của Chí, đã nhiều năm trôi qua, hắn lần đầu tỉnh táo để nghĩ về cuộc đời mình, rồi chua xót nhận ra, đã có một thời xa xăm; hắn đã từng mơ ước “chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải, có tiền thì mua con lợn, khá giả thì tậu dăm ba sào ruộng....”. Người ta mơ ước được giàu sang, phú quý, Chí chỉ có một mơ ước thật bình dị, giản đơn là được làm một ngưoiừ lương thiện, có một mái ấm đơn xơ nhưng đó cũng là mơ ước không thển ào trở thành hiện thực. Hắn căm ghét quá khứ, căm ghét vợ chồng Bá Kiến, căm ghét thành kiến xã hội. Chí xót xa vì hối hận cho quãng đường đầy bất hạnh và gây nhiều tội ác của mình.
Từ trong sâu thẳm ý thức, Chí vẫn không ngừng hi vọng. Và sự xuất hiện của Thị Nở như ánh sáng của ngọn đèn, chiếu vào cuộc đời tối tăm, giằng giặc của CHí. Thị như cây cầu nối, như bàn tay đưa ra cứu vớt cuộc đời anh. Thị nở mở dường cho anh men theo bờ vực thẳm dể trở lại làm người. Tiếng gọi của tình yêu cũng là tiếng gọi của đời lương thiện. Chí mong ngóng Thị Nở và khao khát cùng thị xây dựng một gia đình.
Hình ảnh “bát cháo hành” là thuốc giải độc cho cuộc đời Chí, và hiện thân của tình yêu thương, là hương vị của tình yêu, tình người và tình đời. Chí ngạc nhiên, rồi cảm động (thấy mắt hình như ươn ướt), nỗi bâng khuâng vui buồn lẫn lộn, và nhất là anh thấy ăn năn “Bởi đầy là lần đầu tiên trong đời, hắn được người ta cho...”. Hắn cảm nhận được sự quan tâm chăm sóc của Thị Nở, một sự chăm sóc tuy còn vụng về nhưng rất đỗi yêu thương, chân thành. Hương thơm bát cháo hành đã tẩy rửa những ô nhục, đã bóc trần sạch sẽ cái mặt nạ quỷ dữ và đưa Chí trở lại làm người. Bát Cháo hành đã đánh thức phần người tốt đẹp còn sót lại trong Chí và con quỷ dữ đã chấp nhận từ bỏ bóng tối để bước ra và vươn lên trong anh sáng. Chí bỗng khao khát, khao khát mãnh liệt cuộc đời lương thiện. Đó cũng là chi tiết thể hiện tình cảm chứa chan, nhân đạo của nhà văn, đối với nhân vật của mình. Cái biệt tài của Nam Cao là ở chỗ Cách xử lý tình huồng, co dãn dung lượng truyện, để từng câu, từng chữ, không thừa, không thiếu, biến hóa khéo léo, linh hoạt. Đây cũng chính là lời giải thích cho việc ông cân bằng câu văn ra sao. Nam Cao chỉ dành hai mươi năm đầu đời của Chí vẻn vẹn vài ba câu văn ngắn ngủi, trong khi ông dành nửa tác phẩm để viết về năm ngày cuối đời của Chí. Năm ngày hạnh phúc ngắn ngủi và mong manh.
Dù sao thì Chí cũng đã có năm ngày để hạnh phúc, năm ngày để sống thực sự lương thiện. Không say, không chửi, không cần quấy, không cướp bóc, không ăn vạ..
Nhưng chỉ biết làm gì đây trước thành kiến xã hội? Liệu những con người trước đây vốn sợ hắn và xa lánh hắn có chấp nhận hắn trở về?
Tác giả đã chú ý tới nhân vật bà cô Thị Nở, đại diện cho định kiến xã hội tàn ác đã phủ nhận sự tồn tại của Chí và quyết liệt ngăn cản hạnh phúc của cô cháu gái. Điều đó đã khiến Chí suy nghĩ rất nhiều, hiểu ra rất nhiều và cõi lòng anh tan nát. Anh đã cố gắng níu kéo, nhưng tình yêu đã ngoảnh mặt đi, cự tuyệt, từ chối anh. Tất cả đã sụp đổ, Chí Phèo nơi vào tình thế tuyệt vọng, đau đớn, vật vã trong bi kịch tinh thần của một con người sinh ra là người mà không được làm người.
Nhà văn đã miêu tả một lần uống rượu đặc biệt nhất trong cuộc đời Chí. Chí lại lôi rượu ra uống, hắn lại càng thấy tỉnh, hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành”. Đó là hương vị khó phai mờ nhất trong cuộc đời anh. Chính vì thế, nó lại càng gợi nhắc đến nỗi đau bị cự tuyệt những lời lẽ chua chát, cay đắng của Bà cô Thị Nở. Hắn bưng mặt khóc rưng rức, một kẻ sẵn sàng rạch mặt ăn vạ, đâm chém người khác mà lại biết khóc. Có thể nói khi tỉnh rượu Chí Phép đồng thời ngộ ra hai sự thật: Một là anh muốn làm người lương thiện, hai là anh không thể trở thành người lương thiện được nữa, và cách giải quyết cuối cùng chỉ có thể là cái chết. Đúng là một sự thật nghiệt ngã, phũ phàng. Đau xót thay Chí càng muốn vươn lên sống thì cái chết lại càng tới gần.
Chí quyết định xách dao đi trả thủ. Hình tượng của Chí ngày càng trở nên to lớn, to lớn trước hết về khao khát, và to lớn sau cùng là sự quyết liệt trong hành động trả thù Bá Kiến – cụ tiên chi của làng Vũ Đại. Nếu soi sét kỹ tác phẩm, ta sẽ thấy rằng giữa Chí Phèo và Bá Kiến có một sợi dây giằng buộc vô hình. Đâu phải tình cờ mà vừa ra tù hôm trước, hôm sau Chí đã xách vỏ chai “tới nhà Bá Kiến.”, “gọi tận tên tục ra mà chửi” . Cũng đâu phải ngẫu nhiên khi mỗi lần uống say, Chí lại lảm nhảm tới nhà cụ Bá để “đòi nợ”. Càng không phải ngẫu nhiên khi Chí lăm lăm cây dao định tới nhà Thị Nở “để đâm chết nhà nó” thì lại xông vào nhà Bá Kiến. Rõ ràng, khi ở tù về, mặc dù đã biến chất, và hoàn toàn bại liệt về ý thức, trở thành công cụ của bọn cường hào. Nhưng trong đáy khối óc dày đặc u tối ấy, vẫn âm ỉ mối thù giai cấp với kẻ đã cướp đi của hắn quyền làm người và phẩm giá người. Giữa Chí Phèo và Bá Kiến vẫn còn nguyên “món nợ” chưa thanh toán. Vì vậy trong mối quan hệ này vẫn chất chứa những mối nguy hiểm khó lường Chí Phèo đứng trước mặt Bá Kiến nói rõ ràng “Tao không cần tiền!” Tao muốn làm người lương thiện... Ai cho tao lương thiện... Làm sao để mất các dấu sẹo trên mặt này?...”
Những câu hỏi dồn dập, như chất chứa bao cùng quẫn, căm phẫn, tuyệt vọng, bế tắc. Đồng thời thể hiện khát khao cháy bỏng của người dân cùng khốn khổ được sống lương thiện. Bi kịch của người dân cùng khốn khổ được sống lương thiện. Bi kịch của Chí Phèo đã lên đến đỉnh điểm và đòi hỏi phải được giải quyết. Lưỡi dao rung lên sáng loáng là hành động cương quyết lấy máu rửa thù. Lão cáo già lọc lõi Bá Kiến phải chết, để đền tội cho những tội ác dã man mà hắn đã gây ra.
Nhưng ngay sau đó, Chính nhân vật đáng thương của Nam Cao lại tự sát. Để Chí Phèo chết, Nam Cao đã xây dựng nên một tình huống thật hợp lí. Khi mà ý thức nhân phẩm trở lại, Chí đã nhất quyết không bằng lòng tiếp tục sống cuộc sống thú vật. Nên anh đã chọn cách giải quyết là cái chết để bảo toàn phẩm giá và thiên lương. Chí Phèo chết ngay trên ngưỡng cửa trở về với cuộc đời lương thiện. Cái chết của Chí Phèo biểu nhiên không làm xúc động những người dân làng Vũ Đại, nhưng nó lại để lại trong lòng chúng ta, những ai biết yêu thương và trân trọng con ngưoiừ một nỗi buồn thật ghê gớm. Cái chết ấy đã kết thúc một cuộc đời, đặt dấu chấm hết cho một bi kịch số phận và là âm hưởng cứ dư mãi trong lòng bạn đọc.
Thực ra, khi viết về Chí Phèo, Nam Cao còn muốn bao quát hóa hình tượng nhân vật này thành cả một tầng lớp nhân dân lao động bị dồn ép, đè nén bởi các thế lực, thống trị tàn ác. Chí Phèo là nhân vật tiêu biểu, là hình tượng điển hình cho người nông dân trước cách mạng tháng tám. Những xung độ giai cấp, những mâu thuẫn trong lòng xã hội ở Chí Phèo tuy không sôi sục như ở Tắt Đèn, nhưng đó là bầu không khí u ám có tính tia chớp lóe lên báo hiệu trước cơn bão đang về. Các kết cục của Chí cũng cho thấy khi người nông dân khốn khổ bị đẩy tới chỗ cùng thì có thể trở nên đáng sợ như thế nào. Từ hình tượng nhân vật Chí Phèo, nhà văn đã cảm thấy tính khốc liệt của mối xung đột giai cấp ở nông thôn, không có gì có thể xoa dịu. Càng nén xuống thì càng dễ bùng nổ, và khi nó nổ bùng thì thật đáng sợ cho bọn thống trị. Tính điển hình của hình tượng nhân vật Chí Phèo còn ở điểm “từ sự bóc lột của Bá Kiến với Chí Phèo mở rộng ra là sự tước đọat, tra tấn của bè lũ thống trị lên những con người thấp cổ, bé họng “kêu trời không thấu, kêu đất không thương”. Nam Cao đã sắp đặt tất cả để một khi một người vùng lên thì tất cả sẽ cùng lên theo đó.
Tác phẩm “Chí Phèo” đã trở thành “đệ nhất kiệt tác”, “bó đuốc” đi đầu của làng văn học hiện thực không chỉ nhờ nội dung, tư tưởng nhân sinh của nó mà còn nhờ các đóng góp của nghệ thuật.
Nam Cao đã thành công về mặt xây dựng nhân vật, đặc biệt là nhân vật mang tính điển hình, sắc nét, vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa có cả tính độc đáo, gây ấn tượng mạnh. Đặc biệt thành công ở nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật. Một phong cách nghệ thuật rất riêng của Nam Cao đó là chủ tâm tự nhưng vẫn rất logic, chặt chẽ. Kết cấu vòng tròn thể hiện tính quy luật về hiện tượng Chí Phèo, khiến ý nghĩa của tác phẩm thêm sâu sắc, hấp dẫn, nhiều tình tiết bất ngờ gay cấn, kịch tính. Ngôn ngữ sống động, gần gũi. Giọng điệu, cách trần thuật biến hóa có sự đan xen lẫn nhau. Cả hai mặt nội dung và nghệ thuật đều rất hoàn hảo, điều này tạo nên một tác phẩm có một không hai trong kho tàng văn học Việt Nam. Nam Cao xứng đáng là một trong năm tác giả đã bước đi trên đài danh vọng được mọi người yêu kính và ghi nhớ.
Cho tới tận bây giờ, câu nói “Ai cho tao lương thiện” vẫn ám ảnh người đọc bởi lẽ thống thiết, bi ai, đầy day dứt và chua xót. Có lẽ nếu ai đã từng đọc “Chí Phèo” vẫn suốt đời sẽ không bao giờ quên một anh Chí Phèo say khướt vừa đi, vừa chửi cũng như sẽ không thể quên một hình tượng nhân vật làm chấn động cả giới văn học một thời.
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/mathanvong_die/
AL
Baby lev.1
Baby lev.1
AL


Thú nuôi : Mảnh Hổ
Warn
[Văn mẫu] Chí Phèo Left_bar_bleue0 / 1000 / 100[Văn mẫu] Chí Phèo Right_bar_bleue

Ghi chú : I don't care .
Nam Tổng số bài gửi : 1173
Điểm đạt đc : 17469
Được cảm ơn : 33
Join date : 23/04/2011
Age : 29
Đến từ : lop 10a1

[Văn mẫu] Chí Phèo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Văn mẫu] Chí Phèo   [Văn mẫu] Chí Phèo Icon_minitimeSat Dec 17, 2011 4:15 pm

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nam Cao - một trong những cây bút xuất sác nhất của dòng văn học hiện thực,phê phán trước Cm tháng tám .ông nổi tiếng với các sáng tác về đề tài người nông dân và người trí thức tiểu tư sản. tiêu biểu cho đề tài về người nông dân và trí thức tiểu tư sản.Tiêu biểu cho đề tài về người nông dân là tác phẩm "Chí Phèo " với nhân vật tên Chí .Một con người bất hạnh nàm trong vòng xoáy bi kịch cự tuyệt quyền làm người. Khác hẳn với các nhà văn hiện thực phê phán đương thời,trong tác phẩm "Chí Phèo",Nam Cao không đi sâu vào miêu tả quá trình đói cơm rách áo, bần cùng khốn khổ...của người nông dân ,mặc dù trong thực tế ,đó cũng là hiện thực phổ biến. Nam CAo trăn trở, băn khoăn sy ngẫm nhiều hơn về một hiện thực còn thảm khốc ,bức xúc hơn cả đói rét bần cùng,đó là hiện thực về sự tha hóa, một mối đe dọa thảm khốc trong xã hội đương thời,về nhân phẩm bị vùi dập,chà đạp bởi một bộ máy thống trị tạn bạo .Vấn đề nhâm phẩm,vấn đề quyền con người được đặt ra,chi phối cảm hứng sáng tạo trong nhiều sáng tạo của Nam Cao,trong đó Chí Phèo là tác phẩm thể hiện trực tiếp,tập trung mãnh liệt hơn cả . Mở đầu tác phầm là tiếng chửi ngoa ngoắt , thách thức của Chí Phèo đang ngật ngưỡng trong cơn say "Hắn vừa đi vừa chửi.Bao giờ cũng thế, cứ rươu song là hắn chửi .Bắt đầu hắn chửi trời .Có hề gì trời nào của riêng nhà nào?Rồi hắn chửi đời.Thế cũng chẳng sao :đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai .Tức mình ,hằn chửi tất cả làng Vũ Đại .Nhưng cả làng Vũ Đại , ai cũng tự nhủ "Chắc nó trừ mình ra !"Tức thật ! ờ thế này thì tức thật Tức chết đi được mất ! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn .Nhưng cũng không ai ra điều .Mẹ kiếp ! Thế có phí rươu không? Thế có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này .Đẻ ra cái thằng Chí Phèo "đây là mội tiếng chửi của một tên say rượu, một tiếng chửi vô thức .Nhưng nhiều khi vô thức ,con người lại thể hiện chính mình nhiều hơn khi thức .Qua tiếng chửi của Chí Phèo ta cảm thấy như đang đối diện với một người - vật quái gở và đơn độc ở tận cùng của sự đau khổ của mình.Và cũng qua lời chửi của Chí Phèo ta cảm thấy được 3 thái độ khác nhau,đó là thái độ hằn học thù địch của Chí Phèo , thái độ khinh miệt dửng dưng của người đời đối với Chí , thái độ phẫn uất của tác giả thể hiện qua giọng văn vừa xót xa vừa tàn nhẫn .Trước kia Chí rất lương thiện . Chỉ sau khi ở tù về,hắn mới hóa thành một con người khác hẳn ,bị tước mất cả nhân tính với "cái đầu trọc lốc ,cái răng cạo trắng hớn , cái mặt thì đen và cơng cơng , hai mắt gườm gườm trông gớm chết " sau khi ở tù về hắn đã trở thành con quỷ dũ của lành Vũ Đại mà không tự biết. Cuộc đời hắn không có ngày tháng bởi những cơn say triền miên ... Hắn ăn và ngủ trong cơn say , đập đạu rạch mặt chửi bới trong lúc say, để rồi say nữa , say vô tận ... Trong tác phẩm "Chí Phèo " Nam Cao đã chỉ ra rằng Chí Phèo không phải là một ngoại lệ. Cùng với hắn còn có Binh Chức ,Năm THọ .Đó là kết quả tất yếu cho một logic, một khi đã có Bá Kiến ,Lí Cương,Đội Tảo ...thì ắt sẽ có Chí Phèo , Binh Chức , Năm Thọ .Đó không phải chỉ là sản phẩm của sự thống trị mà thậm trí còn là phương tiện tối cần thiết để thống trị . Như thế xã hội không chỉ đẻ ra Chí Phèo mà còn tiếp tục nuôi Chí Phèo, biến những người như Chí Phèo thành công cụ thống trị của chúng . Những người dân lương thiện ấy bị biến thành công cụ , phương tiện thống trị cho kẻ thù mà không tự biết . Nam Cao đã chỉ ra hậu quả của sự soi sáng vào quá trình miêu tả một cảm hứng nhân văn sâu sắc . Nhưng điều đặc sắc ở tác giả là ngay trong khi miêu tả nhân vật bị tha hóa đến tận cùng , ông vẫn phát hiện ra chiều sâu của nhân vật bản tính tốt đẹp vốn có ,chỉ cần một chút tình thương khẽ chạm vào là có thể sống dậy mãnh liệt , tha thiết . Vì vậy ,sự xuất hiện của Thị Nở - con người dương như hội tụ đủ tất cả yếu tố bất lợi cho một người phụ nữ , có một ý nghĩa thật đặt sắc. Con Người xấu " ma chê quỷ hờn " ấy , kì diệu thay, lại là nguồn ánh sáng duy nhất dọi vào chốn tăm tối của Chí Phèo , thức tỉnh, gợi dậy bản tính người bên trong Chí Phèo , thắp sáng một trái tim đã bị ngủ mê qua bao ngày tháng bị vùi dập và hắt hủi . Sau khi gặp Thị Nở, Chí Phèo được tập trung miêu tả qua tâm trạng bi kịch .Đó là một buổi sáng thật trong lành , bao nhiêu âm thanh êm đềm, bình dị ,thân thiết dã dội vào lòng thức tỉnh của con người trong Chí Phèo . Tất cả những hình ảnh đấy , âm thanh đấy gợi nhác những giấc mơ xa xôi một thời đã làm cho Chí Phèo cảm thấy cô độc , nhất là sự cô độc khi tuổi già , cái này còn sợ hơn đói rét bệnh tật . Như vậy tình yêu thương mộc mạc của Thị Nở đã đánh thức được cái bản chất lương thiện của Chí Phèo ,sau bao ngày chìm đắm trong cơn say , sau bao ngày hung dữ , hoang dại như một con thú mang hình người. Khi Thị Nở bưng bát cháo hành tới , nhìn bát cháo hành bốc khói mà lòng Chí xao xuyến bâng khuâng " Hắn cảm thấy long thành trẻ con , hắn muốn được làm nũng với Thị như làm nũng với mẹ ...Ôi sao mà hắn hiền ! Hắn thèm lương thiện -Hắn khao khát được làm hòa với mọi người " Tù một con quỷ dữ , nhò Thị Nở, đúng hơn là nhờ tình thưong của Thị Nở , Chí thực sự chở lại làm con người , với tất cả nhưng năng lực vốn có của con người là yêu thương, cảm xúc , ao ước . Hóa ra chỉ cần một chút tình thương , dù là tình thương của một con người dở hơi ,bệnh hoạn , thô kẹch , xấu xí ... cũng đủ làm sống dậy cả một bản tính người nơi Chí .Thế mới biết sức cảm hóa của tình thương kỳ diệu đến mức nào ! Bằng chi tiết này Nam Cao đã soi vào tác phẩm một ánh sáng nhân đạo thật đẹp đẽ , nhà văn như muốn hòa vào nhân vật để cảm thông , chia sẻ nhưng giây phút hạnh phúc thật hiếm hoi của Chí Phèo . Nhưng bi kịch và đau đớn thay , ngay cả Thị Nở cũng không thế gắn bó với Chí Phèo .Và thật khắc nhiệt , khi bản tính nơi Chí trỗi dậy , Chí hiểu rằng mình không còn trở về với lương thiện được nữa . Chí uống rượu và càng uống lại càng tỉnh và hắn thấm thía nỗi đau thân phận con người , càng thấm thía nỗi đau đã cướp đi cái quyền làm người của hắn , cướp đi cả bộ mặt lẫn tâm hồn người. Vậy nên ,thay vì đến nhà Thị Nở ,Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến vì lòng căm thù bấy lâu nay cháy bùng lên làm cho Chí Phèo vô cùng tỉnh táo .Hành động này quá bất ngò đối với Bá Kiến , với cả làng Vũ Đại. Ai cũng coi đây là vụ giết người dữ dội của con quỷ dữ Chí Phèo .Nhưng hôm nay , tâm hồn người trở về , mọi người cũng không nhận ra . Nam Cao miêu tả bi kịch cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo hết sức tinh tế và sâu sắc như là một quá trình tự vận động của tính cách .Tù lương thiện biến thành lưu manh . từ một kẻ đâm thuê chém mướn bỗng thèm lương thiện , bị cự tuyệt quyền làm người thì trả thù kẻ làm hại đời mình rồi tự sát. Nam Cao vừa vạch trần cái xã hội thối nát , độc ác vừa lên tiếng đấu tranh cho những người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đương tha hóa , lưu manh hóa . Truyện Chí Phèo là một truyện ngắn độc đáo , thấm nhuần tinh thần nhân đạo . Một Chí Phèo tỉnh đã giết chết một Chí Phèo say . Chí chết nhưng đọng lại trong ta hình ảnh Chí đòi quyền sống , quyền được lương thiện , và Chí chết trong bi kịch của sự đau đớn. Đây không phải hành động lưu manh mà là sự vùng lên tuyệt vọng của người nông dân khi thức tỉnh cuộc sống
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/mathanvong_die/
Sponsored content





[Văn mẫu] Chí Phèo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Văn mẫu] Chí Phèo   [Văn mẫu] Chí Phèo Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
[Văn mẫu] Chí Phèo
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
w3 l0v3 10a1 - trường trung học phổ thông lộc thành :: :::Góc học tập::: :: Lớp 11-
Chuyển đến