w3 l0v3 10a1 - trường trung học phổ thông lộc thành
Chào mừng bạn đến vs 4r lớp mình !
Hãy đăng kí làm thành viên nhé !!!
Nhớ đọc kĩ quy định 4r trước khi đăng kí vào diễn đàn đấy !!!

w3 l0v3 10a1 - trường trung học phổ thông lộc thành
Chào mừng bạn đến vs 4r lớp mình !
Hãy đăng kí làm thành viên nhé !!!
Nhớ đọc kĩ quy định 4r trước khi đăng kí vào diễn đàn đấy !!!

w3 l0v3 10a1 - trường trung học phổ thông lộc thành
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

w3 l0v3 10a1 - trường trung học phổ thông lộc thành

♫•♫•♪•nƠi gi@0 £ưu, chi@ s, ngôi nhα` chÜng củα tập thể 10@1, tπung hỌc phỔ thÔng £Ộc tH@nh` ♥•♥•♥
 
Trang ChínhFacebook lớpyoutubeLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
AL (1173)
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_left[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Voting_bar2[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_right 
casau_kute_lovea1 (670)
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_left[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Voting_bar2[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_right 
p3m3o_l0ve_a1 (662)
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_left[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Voting_bar2[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_right 
admin (441)
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_left[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Voting_bar2[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_right 
heocool (349)
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_left[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Voting_bar2[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_right 
...s0c0la_l0ve!!!... (346)
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_left[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Voting_bar2[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_right 
p3h30_l0v3a1 (322)
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_left[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Voting_bar2[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_right 
vinhbietemyeu (306)
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_left[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Voting_bar2[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_right 
>>0nlyl0v3<< (201)
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_left[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Voting_bar2[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_right 
@kunkun@ (159)
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_left[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Voting_bar2[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_right 
Similar topics
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Facebook of lớp mình
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Icon_minitimeby p3h30_l0v3a1 Mon Jul 15, 2013 4:49 pm

» Bài tập ôn thi Tốt nghiệp môn Tiếng Anh
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Icon_minitimeby AL Sat Apr 13, 2013 7:38 pm

» ren luyen tri nho sieu dang
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Icon_minitimeby AL Thu Sep 06, 2012 10:16 pm

» 800 câu hỏi trắc nghiệm và đáp án hóa học
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Icon_minitimeby AL Thu Sep 06, 2012 10:14 pm

» BT ĐỘNG LỰC HỌC VẬT RẮN
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Icon_minitimeby AL Thu Sep 06, 2012 10:02 pm

» 100 BÀI TOÁN HHKG (THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI)
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Icon_minitimeby AL Thu Sep 06, 2012 9:54 pm

» [Long fic ] Cô Dâu Tỷ Phú
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Icon_minitimeby @kunkun@ Mon Sep 03, 2012 6:41 am

» Hướng dẫn sử dụng Mod Thú Nuôi trong 4rum
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Icon_minitimeby AL Sun Sep 02, 2012 12:34 pm

» Thông báo về cấp bậc trong forum
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Icon_minitimeby AL Sun Aug 26, 2012 10:59 pm

» phút cô đơn em lặng lẽ mỉm cười
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Icon_minitimeby p3h30_l0v3a1 Sat Aug 25, 2012 2:04 pm

» Ý kiến của Vinhbitemyeu
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Icon_minitimeby vinhbietemyeu Sun Aug 19, 2012 9:03 am

» ly do cho mot tinh yeu
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Icon_minitimeby p3h30_l0v3a1 Tue Aug 14, 2012 4:13 pm

Most active topic starters
admin
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_left[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Voting_bar2[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_right 
AL
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_left[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Voting_bar2[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_right 
p3h30_l0v3a1
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_left[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Voting_bar2[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_right 
p3m3o_l0ve_a1
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_left[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Voting_bar2[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_right 
...s0c0la_l0ve!!!...
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_left[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Voting_bar2[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_right 
casau_kute_lovea1
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_left[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Voting_bar2[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_right 
heocool
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_left[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Voting_bar2[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_right 
bonbon
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_left[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Voting_bar2[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_right 
>>0nlyl0v3<<
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_left[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Voting_bar2[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_right 
vit_iu_giun_lovea1
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_left[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Voting_bar2[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Poll_right 
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm

 

 [Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia

Go down 
Tác giảThông điệp
AL
Baby lev.1
Baby lev.1
AL


Thú nuôi : Mảnh Hổ
Warn
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Left_bar_bleue0 / 1000 / 100[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Right_bar_bleue

Ghi chú : I don't care .
Nam Tổng số bài gửi : 1173
Điểm đạt đc : 17346
Được cảm ơn : 33
Join date : 23/04/2011
Age : 28
Đến từ : lop 10a1

[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Empty
Bài gửiTiêu đề: [Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia    [Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Icon_minitimeSat Dec 17, 2011 4:18 pm


Đề : Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ - Vũ Trọng Phụng).
Từ lâu nhiều người đã kể Số đỏ của Vũ Trọng Phụng vào hàng những tác phẩm xuất sắc của thể loại tiểu thuyết trào phúng. Số đỏ như chính là hiện thân của nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi Việt Nam. Với Số đỏ, người đọc được cười từ đầu đến cuối, cười một cách hả hê, thoải mái. Nhưng cũng với Số đỏ người đọc phải phẫn uất mà kêu lên: Trời, cái xã hội gì, cái lũ người gì mà giả dối, bịp bợm đến thế, bất nhân bạc ác đến thế.
Đọc Số đỏ, người ta nghĩ: đây đúng là đất sở trường của Vũ Trọng Phụng, đây thật là ngón võ sở trường của Vũ Trọng Phụng. Trong tác phẩm này, ngón võ ấy được sử dụng một cách cực kỳ lợi hại trong một chương, chương XV, có nhan đề là Hạnh phúc của một tang gia. Ngón võ ấy là ngón gì? Ấy chính là nghệ thuật tạo mâu thuẫn. Thật ra thì không phải Vũ Trọng Phụng tạo ra mâu thuẫn. Mâu thuẫn vốn nó tự có trong bản chất xã hội, và nhà văn Vũ, với cái nhìn sắc như dao của mình, với cái tài của một nhà trào phúng bẩm sinh, đã nhận ra nó, chỉ nó ra, nâng nó lên cho cả bàn dân thiên hạ nhìn thấy, để cười, để căm ghét và khinh bỉ nó.
Cách đặt nhan đề chương sách của Vũ Trọng Phụng đã lạ lùng, đầy mâu thuẫn: Hạnh phúc của một tang gia. Tang gia mà cũng hạnh phúc à? Tang gia mà cũng có thể hạnh phúc được ư? Cái chết, cái chết của người thân gia đình có thể đem lại cho người ta hạnh phúc được sao? Nếu chỉ đọc nhan đề, người ta có thể nghĩ là nhà văn đã bịa ra, bịa ra một cách ác ý sự kết hợp của hai khái niệm hoàn toàn đối lập ấy. Nhưng không, đó không phải là ác ý của nhà văn, đó là sự thật của đời sống, sự thật của một xã hội mà nhà văn muốn mổ xẻ ra để mọi người nhìn thấy nó tận mặt.
Mọi sự bắt đầu từ cái chết của một ông già. Ông già ấy là cha, là ông của một gia đình đông đảo và “đáng kính” của một xã hội “thượng lưu”. Cả gia đình ấy đã nhao lên, “nhao lên mỗi người một cách”. Nhưng nhao lên vì đau khổ, vì đau đớn, vì lo lắng… trước cái chết của người thân chăng? Không phải, chúng đã nhao lên vì … hạnh phúc!
“Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”. Câu văn tưởng chừng ngược đời kia của Vũ Trọng Phụng đã thâu tóm cả một thứ “thế thái nhân tình”.
Nhận định ấy không hề là một sự bịa đặt cho vui của nhà văn. Sự thật rành rành rất cụ thểnày đây:

Ông phán mọc sừng, sau cái chết của ông bố vợ, bỗng thấy cái “sự mọc sừng” của mình đột nhiên tăng giá lên thêm vài nghìn đồng. Cụ cố Hồng sung sướng “mơ màng đến cái lúc mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu” để được người ta ngợi khen “một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế…”. Còn ông Văn Minh, cháu đích tôn, nhà cải cách xã hội? Ông ta sung sướng tột đỉnh, bởi vì, với cái chết của ông nội, ông ta thấy rằng cái tờ di chúc đã được thực hiện, nghĩa là cái ao ước cho ông nội mình chết đi, để chia của, đã trở thành sự thật. Bà Văn Minh sung sướng theo đúng cách của một phụ nữ tân thời, bà ta nhận ra từ cái chết của ông nội chồng một dịp may hiếm có để có thể mặc “tang phục tân thời”, đồ xô gai tân thời, “dernìeres créations” của tiệm may Âu Hóa!
Tâm địa cái lũ người kia tưởng đến thế đã là tởm. Nhưng chưa hết. Đến đây, Vũ Trọng Phụng còn đầy mâu thuẫn lên một tầng nữa. Bởi bọn con cháu bất hiếu bất mục nhất trần đời đó còn muốn tỏ ra mình là những kẻ có hiếu có thảo cũng nhất trần đời nữa kia. Thế là dưới ngòi bút của nhà văn trào phúng, sự bịp bợm cao nhất, đáng phỉ nhổ nhất cũng bộc lộ ra. Những kẻ mong cho ông già mau chết đã tổ chức một đám ma thật to để bày tỏ lòng hiếu thảo, nghĩa tiếc thương đối với người đã chết! Chính vì thế, ngòi bút của Vũ Trọng Phụng đã tập trung sức mạnh, như có thần, trong phần thứ hai của chương sách, nghĩa là phần tả cảnh đám ma.
Trước hết, nhà văn tả cô Tuyết, một cô gái hư hỏng như chỉ “hư hỏng một nửa”, một thứ thiếu nữ đang rất tiêu biểu trong xã hội “tân thời ngày ấy”. Tuyết mặc bộ tang phục “ngây thơ” nửa kín nửa hở, với nét mặt có “vẻ buồn lãng mạn” (vì nhớ nhân tình chứ không phải vì thương người chết) đã gây một hiệu quả lạ lùng: các vị tai to mặt lớn đi đưa đám chỉ nhìn vào vẻ khêu gợi của Tuyết để mà cảm động, cứ như thực sự cảm động trước nỗi buồn tang tóc vậy.
Đám ma thật to, to đến nước “có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng”. Người ta đã lợi dụng đám ma đến mức cao nhất để khoe giàu khoe sang và khoe lòng hiếu thảo giả vờ của mình! Nếu như mong muốn của tất cả đám con cháu của người chết kia là, trong đám ma này, đưa sự giả dối, bịp bợm đồng thời cũng là sự tàn nhẫn, bất nhân, đểu giả của mình lên đến mức hoàn toàn, thì quả thật chúng đã đạt được một cách trọn vẹn, xuất sắc.
Nhưng chưa hết đâu, dưới mắt Vũ Trọng Phụng, cái lũ người giả dối không chỉ bao gồm một nhóm nhỏ ấy đâu. Chúng đông đảo lắm. Chúng là toàn xã hội.
Bắt đầu là đại diện bộ máy cảnh sát, nghĩa là đại diện của Nhà nước: thầy Min Đơ và thầy Min Toa. Tác giả đã nói đến vẻ mừng rỡ hí hửng của hai thầy khi được nhà chủ đám ma thuê làm người giữ trật tự. Lí do của sự mừng rỡ duy nhất chỉ là vì họ đang không có việc gì để làm, và đang “buồn rầu như nhà buôn sắp vỡ nơ”. Thứ đến là các vị tai to mặt lớn, lớp “tinh hoa” của giới thượng lưu xã hội, mặt mũi long trọng, ngực đeo đầy đủ thứ “bội tinh”. Trong đám ma này, sự cảm động của họ không phải vì tưởng nhớ đến người đã khuất, cũng không vì tiếng kèn đưa ma não ruột bi ai, mà chỉ vì… được ngắm không mất tiền làn da trắng thập thò trong làn áo mỏng của cô Tuyết.

Sự xuất hiện của hai tên đại bịp trong dịp này lại khiến người ta “cảm động” đến cực điểm: Xuân Tóc Đỏ và sư cụ Tăng Phú. Vì sao? Vì với sáu chiếc xe kéo và những vòng hoa đồ sộ, hai kẻ này đã làm cho đám ma thêm long trọng, to tát. Đến bà cụ cố Hồng, có lẽ người lương thiện nhất trong cái gia đình vừa hư hỏng vừa đại bịp ấy, cũng cảm động đến hớt hãi lên.
Những người đi đưa đám thật đông đảo. Bằng điệp khúc “Đám cứ đi…” được nhắc lại đến mấy lần, tác giả như muốn nói: đám ma thật là to, thật là đông, thiên hạ tha hồ màchiêm ngưỡng để thấy rõ sự to tát của nó. Nhưng cứ tìm thử xem trong đám người đông đảo ấy có ai là người đang thực sự “đi đưa đám”, nghĩa là thực sự có chút tiếc thương đối với người chết mà họ đang đưa tiễn? Không có ai cả. Tất cả mọi người đàn ông cũng như đàn bà, già cũng như trẻ, tuy đang giữ một vẻ nghiêm chỉnh, nhưng đều đang nói một điều gì đó, làm một điều gì đó, nghĩ một điều gì đó không dính dáng đến người chết và đám ma cả. Trai thanh gái lịch thì chim nhau, bình phẩm, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau… nhưng tất cả đều “bằng vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma”.
Thật là nhẫn tâm, thật là vô liêm sỉ. Ta sẽ nghĩ thế. Nhưng với Vũ Trọng Phụng, có nghe được những lời mà bọn họ nói với nhau mới thấy sự vô liêm sỉ ấy còn trơ tráo đến mức nào. Và nhà văn đã đưa ra một số lời ấy.
“Đám cứ đi…” nghĩa là sự vô liêm sỉ ấy không hề khép lại, nó còn kéo dài.
Đến lúc đám không “cứ đi” nữa mà dừng lại để hạ huyệt. Vũ Trọng Phụng còn hiến cho người đọc hai chi tiết đặc sắc, đẩy cảnh đưa đám này lên đến đỉnh điểm. Chi tiết thứ nhất là cảnh cậu Tú Tân bắt bẻ từng người một làm những động tác, giữ những tư thế đau buồn để cho cậu ta.. chụp ảnh. Chi tiết thứ hai là ông phán mọc sừng, cái kẻ giả dối và vô liêm sỉ nhất trong gia đình này, đã khóc đến tưởng chừng ngất đi. Tuy vậy, giữa lúc oằn người khóc lóc, chính ông ta đã giúi vào tay Xuân Tóc Đỏ món tiền năm đồng vì đã có công gọi ông ta là “người chồng mọc sừng” (chính là cái công gián tiếp khiến cho ông già đã chết). Thật là những kịch sĩ thượng hạng của những tấn trò đời. Hai chi tiết ấy đóng lại một cách trọn vẹn và sắc sảo chương sách nói về sự giả dối của người đời.
Những điều Vũ Trọng Phụng viết trong chương sách là chuyện thật ư? Lẽ nào… Những diều ấy toàn là hư cấu ư? Nhưng những điều ấy đều hợp lí lắm mà, và hình như đều có thật cả. Ngòi bút Vũ Trọng Phụng đúng là sắc như dao. Đằng sau những lời nói như đùa, sự thật của đời sống cứ hiện ra lồ lộ trên đó nổi lên hai điều lớn nhất: sự tàn nhẫn và sự dối trá.




A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu đoạn trích.
- Chẳng hạn đây là một cách mở bài:
“Số đỏ” (1936) là một kiệt tác lừng danh của nhà văn hiện thực trào phúng kiệt xuất Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939).
Toàn bộ tác phẩm là một chuỗi cười châm biếm giòn giã, sảng khoái, nhưng cay độc, ném thẳng vào bộ mặt xã hội thượng lưu, trưởng giả thành thị chạy theo “mốt”, “văn minh”, “Âu hóa”, “Cải cách xã hội” hết sức nhố nhăng, đồi bại và bịp bợm đương thời.
Tiếng cười trào phúng đặc sắc và đầy tài năng ấy của Vũ Trọng Phụng dường như được kết tinh ở “Hạnh phúc của một tang gia”, một chương sách có giá trị hiện thực vừa rộng lớn, vừa sâu sắc.
B. Thân bài
I. Nêu ý nghĩa
“Nói đến nghệ thuật trào phúng là nói đến nghệ thuật gây tiếng cười mang ý nghĩa phê phán, lên án, đả kích xã hội. Trước hết, nó đòi hỏi phải vạch ra được mâu thuẫn đáng cười của đối tượng, rồi dùng biện pháp phóng đại (cường điệu) để tô đậm làm nổi bật mâu thuẫn đó, khiến cho đối tượng càng trở nên đáng cười.
Nhà văn trào phúng tài năng là nhà văn giỏi phát hiện ra những mâu thuẫn trào phúng, tạo nên những tình huống trào phúng, dựng lên được những chân dung trào phúng”
II. Hiểu như vậy, chúng ta thấy mâu thuẫn trào phúng trước hết được thể hiện ngay ở nhan đề giật gân, đầy tính chất mỉa mai, châm biếm: “Hạnh phúc của một tang gia”.
1. Xưa nay, theo đạo lí thông thường mà cũng là phù hợp với quy luật tình cảm của con người thì không một gia đình nào lại vui vẻ, sung sướng, hạnh phúc trước cái chết của người thân.
Ấy vậy mà ở đây cả gia đình nhà cố Hồng lại nhất loạt phấn khởi, vui mừng trước cái chết đột ngột của cụ Tổ - người đã từng là cha, là ông của chúng. Vì “cái chết của ông cụ đáng chết” này đã trở thành một dịp may đặc biệt để mỗi người trong gia quyến, thỏa mãn được một nguyện vọng xấu xa nào đó, nên ai cũng rất hạnh phúc.
2. Điều thú vị là mọi người nhờ cái chết của cụ Tổ mà ai cũng được hưởng hạnh phúc, song lí do và những biểu hiện của nó lại khác nhau, không ai giống ai, thật là đa dạng, sinh động và hấp dẫn (phân tích ngắn gọn từng nhân vật với vẻ bề ngoài phù hợp với nhà có đám tang, nhưng trong bụng thì đang khấp khởi mừng thầm vì mỗi người đều đạt được những tham vọng của bản thân: Cụ Cố Hồng, Văn Minh chồng, Phán mọc sừng, cậu Tú Tân, Tuyết…).
3. Mỉa mai hơn nữa là hạnh phúc của gia đình có đám tang này rất lớn, lớn đến nỗi tràn cả ra để những người ngoài gia đình cũng được hưởng (sự mâu thuẫn giữa những hình thức và nội dung của những chân dung trào phúng, đã được ngòi bút của Vũ Trọng Phụng điểm qua nhưng rất chân thực, sinh động và đầy ấn tượng và có ý nghĩa châm biếm, đả kích rất sâu sắc: Xuân Tóc Đỏ, chủ tiệm Âu Hóa, sư Tăng Phú, cảnh sát Min Đơ, Min Toa, đám trưởng giả, bạn thân cụ Cố…
III. Mâu thuẫn xuyên suốt cảnh tượng đám tang: Đây là một đám ma rất to, rất đông được tiến hành trọng thể, nhưng kì thực đó là một đám rước đám hội hóa trang rất linh đình và vui vẻ. Ở đây một lần nữa bộc lộ tài trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng.
1. Cái đám tang của cụ Tổ quả thật “rất gương mẫu”, to tát “danh giá nhất tất cả”, có đủ mọi thứ nghi thức sang trọng. Nhưng cái đám tang “vui vẻ” ấy đã phơi bày bản chất khoa trương, rởm hợm, vô văn hóa. Cái đám tang của nhà cụ Tổ có đủ mọi thứ rất “to tát” có thể làm cho “người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng” ấy lại thiếu một yếu tố quan trọng để thành một đám ma bình thường.
Đó là tình người, nỗi đau buồn đối với người đã khuất (thái độ, tình cảm của người đi đưa tang, những mẩu đối thoại vụn vặt, lộn xộn đã nói được bản chất đồi bại, không đạo lí, tình nghĩa của những kẻ mang danh “tân thời”…).
2. Cảnh tượng đám tang nói trên được kết thúc bằng một chi tiết có ý nghĩa đả kích thâm thúy sâu cay (chi tiết vừa khóc rống lên ra dáng một cháu rể quý hóa, vừa giữ bí mật “dúi vào tay Xuân Tóc Đỏ một cái giấy bạc năm đồng gấp tư” để “giữ chữ tín làm đầu” và chuẩn bị hợp tác với hắn một cuộc kinh doanh mới mà ông Phán đã trù tính). Ông Phán quả là một diễn viên kịch xuất sắc là đây là đỉnh cao của sự trào phúng trong màn hài kịch “Đám ma gương mẫu”.
IV. Nghệ thuật trào phúng còn được thể hiện trong việc tác giả sử dụng nhiều hình ảnh, câu văn, từ ngữ…bất ngờ, mang ý nghĩa châm biếm (dẫn chứng).
C. Kết luận
- Chương sách là một màn hài kịch được tạo nên bởi một chuỗi cười trào phúng giòn giã.
- Thông qua đó, tác giả đã lật tấy bộ mặt thật vô văn hóa, thối nát, bịp bợm, lố bịch của bọn thượng lưu bấy giờ.
- Sử dụng thủ pháp phóng đại, nhưng người đọc vẫn cho là thật, vì tất cả đều có hạt nhân khách quan hợp lí.
- Liên hệ với đoạn trích “Đám tang lão Gorio” để làm nổi rõ tầm khái quát của ngòi bút Vũ Trọng Phụng.
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/mathanvong_die/
AL
Baby lev.1
Baby lev.1
AL


Thú nuôi : Mảnh Hổ
Warn
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Left_bar_bleue0 / 1000 / 100[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Right_bar_bleue

Ghi chú : I don't care .
Nam Tổng số bài gửi : 1173
Điểm đạt đc : 17346
Được cảm ơn : 33
Join date : 23/04/2011
Age : 28
Đến từ : lop 10a1

[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia    [Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia  Icon_minitimeSat Dec 17, 2011 4:18 pm




Vũ Trọng Phụng là nhà văn có vị trí đặc biệt trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, tiêu biểu cho khuynh hướng hiện thực cách mạng của văn học nước ta trước Cách Mạng Tháng Tám. Ông để lại cho đời một khối lượng tác phẩm khá lớn, và Số Đỏ là cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học. Qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” được trích từ tác phẩm này, Vũ Trọng Phụng đã phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu với “một đám tang kiểu mẫu” bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén.
Ngay từ tựa đề của đoạn trích đã phản ánh một sự thật vừa tàn nhẫn lại vừa hài hước. Đồng thời nó còn tạo ra tình huống trào phúng chủ yếu cho chương truyện. Với đoạn trích này, đám tang không còn mang cái bản chất vốn có là sự đau thương, u buồn mà thay vào đó là tính chất vui nhộn của một đám hội và còn hơn thế nữa… Bởi cái đám tang ấy sẽ bắt đầu cho “cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa”. Thành thử tang ai cũng vui vẻ cả, mỗi thành viên trong gia đình đều náo nức một niềm vui sướng, hạnh phúc kì lạ đến quái gở. Dường như bằng tài năng sắc sảo của mình tác giả đã vẽ lên những bức tranh chân dung với những niềm hạnh phúc khác lạ, vừa tức cười vừa đả kích sâu cay. Cụ cố Hồng “mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu… Vợ chồng ông Văn Minh thì hả hê với số tiền thừa kế, tiệm may âu hóa và ông TYPN rồi đây sẽ được tung ra hàng loạt các kiểu quần áo tang lễ mà ông đã ấp ủ từ lâu. Cô Tuyết sẽ được mặc bộ y phục “ngây thơ” để cho thiên hạ biết rằng mình còn chưa đánh mất cả chữ trinh. Đối với ông Phán mọc sừng thì cái giá trị của đôi sừng vô hình cũng mang lại một món tiền khá khẩm. Còn cậu Tú Tân sẽ được trổ tài đạo diễn trong những cảnh quay độc nhất vô nhị của tang lễ. Nhưng cái niềm hạnh phúc của mọi người nếu không có Xuân Tóc Đỏ thì sẽ chẳng còn là gì hết. Trong chuyện này thì Xuân là người có công nhất và cũng là người hưởng nhiều lợi nhất “hai cái tội nhỏ, một cái ơn to”.
Cảnh đám ma cũng càng linh đình hơn, càng trang trọng bội phần khi có sự xuất hiện của Xuân cùng sáu chiếc xe, “ giá không có phần của ông Xuân thì là thiếu chưa được to” và đám ma kể như là đã danh giá nhất tất cả. Đám cứ đi, kèn Ta-kèn Tàu-kèn Tây lẫn lộn. Đặc biệt là những lời lẽ vô cùng ý nhị của những người trong đám tang ấy: “Con bé nhà ai kháu thế? Con bé bên cạnh đẹp hơn nữa! Ừ, ừ, cái thắng ấy bạc tình bỏ mẹ!...” cùng những vẻ mặt hạnh phúc trong cái vỏ ngoài đau buồn cho đúng mốt tang gia. Đáng chú ý hơn cả là phải kể đến ông Phán Mọc Sừng: “Ông Phán cứ oặt người đi, khóc mãi không thôi… Xuân Tóc Đỏ muốn bỏ quách ra thì ông Phán dúi vào tay nó một đồng giấy bạc…”. Cứ tưởng rằng ông Phán là kể có tình nghĩa nhưng thực ra lại giả dối hơn bất kì ai khác. Phải chăng cái xã hội lố lăng ấy đã tàn tệ đến mức đảo điên, không còn chút nhân tâm. Sự hỗn loạn của âm điệu kèn Ta-kèn Tàu-kèn Tây cũng là sự hỗn loạn, xô bồ của cái xã hội thành thị thượng lưu ngày ấy. Ở trong cái xã hội này, con người đã đánh mất những giá trị đạo đức và thay vào đó là một lối sống tồi tàn, tha hóa, đáng sợ.
Bức tranh tang gia là một màn hài kịch lớn, nhố nhăng, đồi bại của xã hội thượng lưu ngày trước, được thể hiện độc đáo bằng nghệ thuật trào phúng, chọn chi tiết đối lập trong một đối tượng, nghệ thuật cường điệu hóa, dựng cảnh động, tạo không khí vui vẻ và phác họa tính cách nhân vật
Đây quả là một “đám ma gương mẫu” mà thành công của nghệ thuật trào phúng được khẳng định mạnh mẽ. Và còn thể hiện được tài năng của Vũ Trọng Phụng.
I.Mở bài
Hạnh phúc của một tang gia là tựa đề chương XV của tiểu thuyết Số đỏ. Ở chương này, Vũ Trọng Phụng miêu tả đám tang của cụ cố tổ, qua đó dựng lên một màn hài kịch với mâu thuẫn trào phúng, chân dung biếm hoạ có giá trị tố cáo sâu sắc. Làm nên giá trị của chương XV chính là nghệ thuật trào phúng độc đáo của Vũ Trọng Phụng
II. Phân tích
1. Thuật ngữ nghệ thuật trào phúng
Trào phúng là nghệ thuật gây ra tiếng cười mang ý nghĩa phê phán xã hội. Để gây được tiếng cười trào phúng, điều quan trọng nhất là tạo được tình huống mâu thuẫn và tổ chức truyện làm nổi bật mâu thuẫn.
2. Mâu thuẫn trào phúng trong đoạn trích
- Cuối chương XIV, theo lời nhờ vả của ông Phán, cháu rể cụ cố tổ, Xuân tóc đỏ đã chào ông Phán mọc sừng ! Lời chào đó đã khiến cụ cố tổ tức uất ức vì có cô cháu gái hư hỏng và lên cơn bệnh đến nỗi sắp chết. Xuân sợ hãi bỏ chạy như một thằng ăn cắp. Nhưng mọi người lại tưởng hắn là thầy thuốc chính hiệu vì giận nên đã quên hết lương tâm nghề nghiệp. Trong khi Xuân sợ hãi trốn tránh cả gia đình cụ cố tổ lại mang ơn Xuân vì làm cho cụ cố tổ chết. Cái chết của cụ đáp ứng sự chờ mong của mọi thành viên trong gia đình, vì từ đây họ có thể chia nhau cái gia tài kếch xù. Như vậy, một kẻ có tội như Xuân ngờ đâu lại trở thành có đại công với gia đình. Xuân càng trốn chạy sợ tội thì danh dự lại càng to thêm. Thật là đáng nực cười, đúng như tác giả viết, đó là một bài học cho những kẻ nào dám bảo một người như Xuân là con nhà hạ lưu, ma cà bông, vô học, vô lại, nhặt ban quần, v.v…
- Mâu thuẫn trào phúng còn thể hiện ngay trong tựa đề của chương này Hạnh phúc của một tang gia. Tang gia gắn với đau khổ, mất mát nhưng ở đây lại diễn ra nghịch cảnh, mọi người trong đều hạnh phúc, mà niềm hạnh phúc ấy lại diễn ra muôn màu muôn vẻ :
+ Cụ cố Hồng vốn hiếu danh, thích được già để mọi người gọi là cố, sung sướng tưởng tượng ra cảnh được mặc áo xô gai, chống gậy lụ khụ, vừa ho khạc, vừa khóc mếu, để được khen : Úi kìa, con giai nhơn đã già thế kia à !
+ Vợ chồng Văn Minh và ông Typn vui mừng vì đây là dịp tốt để lăng xê các mốt quần áo tang và tờ chúc thư đã đi vào thực hành
+ Ông Phán nhận thấy cái sừng có giá trị vì ông sẽ được thêm vài nghìn đồng trong phần chia gia tài.
+ Cô Tuyết sung sướng có dịp mặc bộ váy ngây thơ, để chứng tỏ mình còn trong trắng và thể hiện khuôn mặt buồn lãng mạn rất đúng mốt
+ Cậu Tú tân, nhân dịp này chứng minh hiệu quả của máy ảnh.
- Cái chết của cụ cố tổ không chỉ làm cho người trong gia đình cụ cố Hồng vui sướng mà còn mang hạnh phúc đến cho những người ngoài gia đình. Cảnh sát bỗng có việc làm và có tiền. Bạn bè của cụ cố có dịp khoe các huy chương và đủ kiểu râu ria. Gia đình, phố phường tưng bừng huyên náo như ngày hội. Bọn con cháu vô tâm ai cũng sung sướng thoả thích… Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma…
- Với những mâu thuẫn trên, đặc biệt là việc miêu tả tỉ mỉ niềm hạnh phúc của mọi người trước cái chết của cụ cố tổ, Vũ Trọng Phụng đã lột bộ mặt thật của xã hội lố lăng, chuộng hình thức, không chút tình người, vạch chân tướng của những hạng người mang danh thượng lưu trí thức, văn minh nhưng thực chất là cặn bã đạo đức giả. Đó là chưa kể đến việc lợi dụng đám tang để giải quyết việc hôn nhân cho cô Tuyết hòng xoa đi tiếng xấu hư hỏng một nửa của cô.
3. Chi tiết trào phúng
- Để tô đậm ý nghĩa trào phúng, nhà văn đã xây dựng và chọn lọc được nhiều chi tiết ấn tượng :
+ Đó là cảnh đám ma được tổ chức rất đông rất to nhưng tất cả mọi người đi đưa ma không hề có ai quan tâm đến người chết. Người thì trò chuyện về vợ con, nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới mua, người thì tận dụng cơ hội đưa ma để chọc ghẹo, cười tình hoặc bình phẩm, chê bai nhau. Nhà văn đã phải đau lòng mà bình luận : Đám ma to tát có thể làm cho người chết trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu. Miêu tả hình thức đám tang với mọi nghi thức long trọng, tác giả làm nổi bật lên cái cần có mà lại không có của đám tang này là tình người.
+ Phải trẻ la ó, cậu Tú tân điên người, bà Văn Minh sốt ruột, ông Typn bực mình… Mọi người điên lên. Hoá ra người ta sốt ruột không vì người chết mà vì cái xác chết ấy sao không mau chóng được chôn để họ được hưởng Hạnh phúc của một tang gia
+ Mỉa mai thay là cảnh cậu Tú tân bắt mọi người phải đóng kịch để chụp hình : người phải chống gậy, gục đầu, người phải lau nước mắt… Nếu coi đoạn trích là một tấn bi hài kịch thì mỗi người là một vai hề trình độ.
+ Cuối cùng phải nói đến cảnh ông Phán oặt người đi, khóc thảm thiết trên tay Xuân. Mỉa mai thay, đúng lúc xót thương lên đến cao đọ cũng là lúc ông Phán tranh thủ thanh toán sòng phẳng số tiền thuê Xuân bằng cách dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư…
4. Ngôn ngữ trào phúng, bút pháp phóng đại :
Góp phần cho tiếng cười đầy mỉa mai còn phải kể đến ngôn ngữ của tác phẩm. Khi kể chuyện, bao giờ Vũ Trọng Phụng cũng có sự kết hợp những ngôn từ trái ngược nhau trong một câu văn để làm bật lên sự vô nghĩa lý của cuộc đời. Chẳng hạn, tác giả gọi nhà đám là bầy con cháu chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ tổ…, hoặc tác giả miêu tả : Thật là một đám to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu…!
III. Kết luận
Đám tang cụ cố tổ đã được miêu tả bằng một nghệ thuật trào phúng điêu luyện khiến cho người ta phải mỉm cười nhưng là nụ cười xót xa cho sự lừa dôi. Đoạn trích đã vạch trần bộ mặt đạo đức giả của giới thượng lưu đương thời
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/mathanvong_die/
 
[Văn mẫu] Hạnh phúc của một tang gia
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» hạnh phúc!!!!!!!!
» [Short fic] Chia tay em rồi anh co hạnh phúc không?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
w3 l0v3 10a1 - trường trung học phổ thông lộc thành :: :::Góc học tập::: :: Lớp 11-
Chuyển đến